Chương trình cải cách hành chính bộc lộ nhiều hạn chế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cải cách thủ tục hành chính là một trong 4 vấn đề thuộc nội dung cải cách thể chế của chương trình được Chính phủ xác định là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá của chương trình cải cách tổng thể.
Thời gian qua, Chính phủ và các ngành, các cấp đã góp phần giải quyết những vấn đề nổi cộm trong lĩnh vực hành chính. Tuy nhiên qua 10 năm thực hiện chương trình cũng bộc lộ nhiều hạn chế.
Một số thủ tục hành chính ban hành không đảm bảo tính hợp pháp, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, gây khó khăn, lúng túng trong quá trình giải quyết, thực thi công vụ của cán bộ, công chức, gây mất đồng thuận, mất niềm tin đối với người dân và doanh nghiệp. Một số nghị định hướng dẫn thi hành luật nhưng trái luật, nghị định cho phép thành lập tổ chức, giao thêm chức năng, nhiệm vụ không phù hợp với luật, đi ngược với mục tiêu tách bạch chức năng quản lý nhà nước với hoạt động sự nghiệp, văn bản dưới luật của Chính phủ, các bộ, ngành, các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương quy định tăng thêm các thủ tục hành chính yêu cầu nộp thêm nhiều giấy tờ không cần thiết trái quy định của luật không những gây mất thời gian chi phí sức lực đối với người dân và doanh nghiệp mà còn không khoa học và thiếu khách quan.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại kỳ họp Quốc hội. Ảnh: Duy Hiếu
Bà Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại kỳ họp Quốc hội. Ảnh: Duy Hiếu
Thực trạng trên cho thấy ý thức tuân thủ pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước chưa nghiêm, còn tùy tiện, gây phiền hà đối với người dân và doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt thấp, người dân không mặn mà với việc đăng ký quyền sở hữu nhà ở và hơn 75% nội dung khiếu nại của công dân thuộc lĩnh vực đất đai, 94% nội dung tố cáo thuộc lĩnh vực hành chính. Đề nghị Chính phủ kịp thời hủy bỏ các thủ tục hành chính đã ban hành không hợp pháp, không đúng thẩm quyền, đồng thời kiểm soát chặt chẽ sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp của thủ tục hành chính ngay từ khâu dự thảo ban hành.
Nhiều thủ tục hành chính được ban hành theo hướng có lợi cho cơ quan quản lý nhà nước, chưa tính tới những khó khăn, tốn kém về thời gian tiền bạc, sức lực của người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc kiểm tra hồ sơ chưa đến nơi, đến chốn, chưa hướng dẫn tận tình và thời gian giải quyết hồ sơ không đúng quy định cũng gây nhiều bức xúc đối với người dân và doanh nghiệp. Đề nghị đẩy mạnh sử dụng công nghệ thông tin hiện đại hóa nền hành chính, hạn chế tối đa sự tiếp xúc trực tiếp của người dân, doanh nghiệp với cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết, kịp thời xóa bỏ các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà, hướng nền hành chính đến công khai, minh bạch phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Báo cáo của Chính phủ và các phụ lục kèm theo cho thấy trong 3 lĩnh vực Quốc hội giám sát đơn giản hóa thủ tục hành chính đạt hơn 30%, song tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp chưa đạt mục tiêu đề ra. Cụ thể, có 37/56 nội dung thủ tục hành chính cắt giảm tiết kiệm chi phí thấp hơn nhiều so với 30%. Về mặt khoa học, các thủ tục hành chính có phạm vi tác động lớn chi phí tuân thủ càng cao thì khi cắt giảm càng có ý nghĩa, càng tiết kiệm được nhiều chi phí. Việc đạt và vượt chỉ tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính nhưng chưa đạt chỉ tiêu cắt giảm chi phí chứng tỏ thủ tục hành chính đơn giản hóa trong thời gian qua là chưa đúng chỗ. Hơn nữa khi cắt giảm thủ tục hành chính ngoài tiết kiệm được chi phí của người dân cũng cần đề cập đến tiết kiệm chi phí của Nhà nước, giảm bớt số cán bộ, công chức và thời gian thực hiện.
Vì vậy, tôi đề nghị Chính phủ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính có tần suất sử dụng cao và chi phí tuân thủ lớn, bổ sung tiêu chí về thời gian được rút ngắn, ngân sách nhà nước được tiết kiệm, số cán bộ, công chức được tinh giản trong cải cách thủ tục hành chính. Đồng thời xây dựng, ban hành Luật Thủ tục hành chính nhằm pháp điển hóa và đặt đúng tầm pháp lý các nội dung thuộc lĩnh vực này. Trước mắt, Quốc hội cần ban hành nghị quyết chuyên đề về nội dung giám sát.
Nguyễn Thị Thu Hà (Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai)

Có thể bạn quan tâm

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

(GLO)- Công an huyện Đức Cơ vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, ký cam kết chấp hành các quy định về pháp luật trật tự an toàn giao thông đối với các chủ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải, cơ sở thu mua nông sản trên địa bàn.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: P.D

Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

(GLO)- Sáng 3-12, tại trụ sở Tỉnh ủy Gia Lai, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương đã chủ trì hội nghị giao ban khối MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý IV-2024, định hướng nhiệm vụ công tác trọng tâm quý I-2025.

Đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: VĨNH HOÀNG

Không để lọt vào cấp ủy những trường hợp tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực tỉnh Gia Lai tại hội nghị tổng kết công tác PCTN, tiêu cực năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều 2-12.

Cán bộ cấp cơ sở của huyện Ia Grai nghe quán triệt Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Ảnh: T.N

Ia Grai chuẩn bị đại hội Đảng các cấp gắn với xây dựng hệ thống chính trị

(GLO)- Huyện ủy Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đang tập trung triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14-6-2024 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng đảm bảo theo các chỉ đạo, quy định và hướng dẫn của cấp trên.

Giảm 189 đơn vị đầu mối sự nghiệp công lập

Gia Lai: Giảm 189 đơn vị đầu mối sự nghiệp công lập

(GLO)- Sáng 29-11, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Chương trình hành động số 64-CTr/TU, ngày 5-6-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.