Chưa có đầu ra cho cây mắc ca

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hiện nay, toàn tỉnh có hàng trăm hộ dân đang tham gia trồng thực nghiệm và trồng tự phát cây mắc ca. Tuy nhiên, hiệu quả về mô hình này cũng như vấn đề đầu ra của sản phẩm đang khiến cho người dân phải băn khoăn.

 Những cây mắc ca của gia đình ông Nguyễn Văn Sơn đã cho thu hoạch nhưng sản phẩm không bán được. Ảnh: Nguyễn Nhật
Những cây mắc ca của gia đình ông Nguyễn Văn Sơn đã cho thu hoạch nhưng sản phẩm không bán được. Ảnh: Nguyễn Nhật

Chỉ tính riêng mô hình cây mắc ca qua sự chuyển giao của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai, đến nay tổng diện tích cây mắc ca trên địa bàn tỉnh là 215 ha, trong khi đó các hộ trồng tự phát thì chưa có số liệu thống kê đầy đủ. Từ năm 2006, cây mắc ca bắt đầu được trồng thí điểm tại 3 huyện: Đak Đoa, Chư Pah và Kbang.  

 Năm 2006, gia đình ông Nguyễn Văn Sơn (thôn 5, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Pah) đã gom hết vốn lặn lội sang tận tỉnh Đak Lak mua 300 cây mắc ca về trồng xen với vườn cà phê 2 ha. Sau 10 năm trồng, số lượng cây sinh trưởng không đều, có cây ra quả có cây không. Trung bình mỗi năm, ông thu được khoảng 150 kg hạt. Tuy nhiên có sản phẩm nhưng gia đình ông Sơn cũng không biết bán ở đâu nên đành để lại ăn. Ăn chán rồi đem ra làm quà tặng người quen cho khỏi… phí. Sau một thời gian, nhiều cây không có trái hoặc cho trái kém nên ông Sơn đành chặt bỏ. Hiện giờ vườn mắc ca 300 cây của ông chỉ còn 50 cây.  

Cùng hoàn cảnh với ông Sơn, ông Bắc (xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Pah) cũng trồng 600 cây mắc ca từ năm 2006, sau thời gian dài thu hoạch không bán được cho ai. Ông Bắc đã tìm cách liên hệ bán cho một số thương lái ở Đà Nẵng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, nhưng giá chỉ được 70.000 đồng/kg. “Lúc nghe trên truyền hình thấy cây mắc ca triển vọng lắm nên tôi mới trồng diện tích lớn như vậy. Khi thu hoạch rồi thì chả biết bán ở đâu, hiếm hoi lắm mới có người đến mua 1-2 kg làm quà”-ông Bắc cho biết thêm.

Năm 2012, ông Ngô Văn Xá (huyện Đak Đoa) được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 350 cây mắc ca để trồng theo mô hình. Sau thời gian dài, những cây mắc ca trong vườn đã cho sản phẩm. Tuy nhiên dù đã đi nhiều địa phương tìm đầu ra cho sản phẩm nhưng ông Xá đành thất vọng quay về vì không có nơi nào thu mua sản phẩm này.

Bà Đinh HLuyến-Trưởng trạm Khuyến nông huyện Chư Pah cho biết, cây mắc ca được trồng trên địa bàn đã từ lâu. “Hiện chưa có doanh nghiệp thu mua vì số lượng hạt mắc ca thu hoạch còn ít. Có thể thời gian tới, chúng tôi sẽ làm cầu nối liên hệ với một số đại lý tỉnh khác tiêu thụ cho người dân”-bà HLuyến nói.

Theo ông Nguyễn Trọng Khải-Trưởng trạm Khuyến nông huyện Đak Đoa thì hiện tại diện tích cây mắc ca trồng thí điểm trên địa bàn huyện đã bắt đầu ra hoa nhưng tỷ lệ đậu quả rất thấp (khoảng 30%) do thời tiết nắng nóng. “Hiệu quả ban đầu có thể thấy là không cao. Theo tôi nghĩ, loài cây này không hợp với khí hậu Tây Nguyên vì đây là loài cây xứ lạnh (có xuất xứ từ Úc). Chúng tôi cũng khuyến cáo bà con không nên trồng tự phát. Hiện tại, trên địa bàn vẫn chưa có đại lý hay thương lái nào thu mua hạt mắc ca. Đối với lượng hạt đã thu hoạch thì bà con để lại dùng và làm quà biếu”.

Ông Hà Ngọc Uyển-Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh cho biết, chắc chắn sẽ có người thu mua hạt mắc ca cho bà con. Nhưng hiện tại trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có doanh nghiệp nào đứng ra đầu tư cho sản xuất, đầu tư các công nghệ chế biến sản phẩm từ cây mắc ca. Trong thời gian qua, sản phẩm mắc ca trên địa bàn phụ thuộc vào thương lái và rõ ràng là rủi ro rất lớn. 

Nguyễn Nhật

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.