Chư Pah: 15 năm- Những thành tựu đáng tự hào

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2011, Chư Pah thu ngân sách 27,5 tỷ đồng. Toàn huyện có tổng diện tích gieo trồng là 24.070 ha, đã hình thành những vùng chuyên canh cây trồng như: Cao su, cà phê, bời lời, mì, dong riềng, chuối và nuôi trồng thủy sản… tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị. Bên cạnh đó, Chư Pah còn luôn tích cực trong việc trồng rừng phòng hộ, nuôi dưỡng, làm giàu rừng, tăng cường các biện pháp ngăn chặn việc phá rừng, cháy rừng và giữ được độ che phủ rừng luôn đạt 34,73%. Ngoài ra, Chư Pah còn thu hút khách du lịch thông qua việc đầu tư khai thác các thắng cảnh như: Thác Công chúa, Nhà máy Thủy điện Ia Ly, Sê San 3, Làng Du lịch xã Ia Mơ Nông…

Ngoài ra, trên địa bàn huyện có Khu Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp xã Ia Khươl, với mặt bằng gần 54 ha và nguồn lao động dồi dào. Chư Pah lại là huyện có quốc lộ 14 chạy qua địa bàn huyện nên tạo nhiều cơ hội để thu hút đầu tư, lưu thông hàng hóa và giao lưu văn hóa vùng miền.

Một góc thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Pah.
Một góc thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Pah.

Ngày mới thành lập, toàn huyện chỉ có 413 cơ sở sản xuất kinh doanh, 6 doanh nghiệp nhà nước thì hiện nay đã có 77 công ty, hợp tác xã, doanh nghiệp và hơn 1.000 hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển và tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện từ 8,8% năm 1997 lên 13,6% năm 2011. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng; tỷ trọng ngành nông- lâm nghiệp giảm từ 78,8% (năm 1997) xuống còn 45,64% năm 2011; công nghiệp- xây dựng từ 13,2% (năm 1997) tăng lên 34,68% năm 2011; thương mại- dịch vụ từ 8% tăng lên 34,68%.

Sản xuất nông nghiệp từ tự cung tự cấp đến nay nhân dân đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa. Nếu năm 1997 một bộ phận nhân dân từ chỗ bị thiếu đói thường xuyên đến nay huyện đã đảm bảo cân đối lương thực, thực phẩm. Về chăn nuôi không ngừng phát triển, cơ bản xóa bỏ tình trạng thả rông gia súc, bước đầu phát triển theo hướng hàng hóa, đàn gia súc, gia cầm có bước phát triển về chất lượng. Các mô hình chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà… tăng về số lượng; một số hộ chuyển sang hướng đầu tư nuôi nhím, heo rừng… bước đầu đã có kết quả cho thu nhập khá. Bên cạnh đó, huyện còn có 1.000 ha mặt nước để nuôi cá nước ngọt tại các xã Nghĩa Hưng, Ia Phí, Ia Mơ Nông… góp phần nâng dần tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều hộ đã tạo ra thu nhập từ chăn nuôi đạt trên 100 triệu đồng/năm.

 

Với việc phát triển mạnh kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia và thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Các nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 15 năm qua đạt 1.500 tỷ đồng, được sử dụng hiệu quả, trong đó ưu tiên các công trình trọng điểm và hoàn thiện hệ thống điện, đường, trường học, thủy lợi, cơ sở y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng, nước sinh hoạt, chợ… Toàn huyện có 100% số xã, thôn, làng, tổ dân phố và 92% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; xây mới 13 công trình thủy lợi vừa và nhỏ, đưa diện tích chủ động nước tưới tiêu của toàn huyện lên trên 1.300 ha lúa ruộng 2 vụ và cây cà phê.

Hơn nữa, trong quá trình đầu tư các công trình thực hiện có trọng tâm nên đã tạo ra diện mạo mới cho vùng trung tâm huyện lỵ và một số vùng nông thôn, như: Khu vực ngã ba Tơ Vơn (xã Ia Khươl); khu trung tâm cụm xã Đak Tơ Ve; khu trung tâm xã Ia Ly; khu trung tâm xã Ia Nhin, khu trung tâm xã Nghĩa Hưng và đặc biệt là khu vực thị trấn Phú Hòa có nhiều đổi thay, từng bước vươn lên xứng tầm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện.

Cùng với việc tạo điều kiện phát triển kinh tế và thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, sự nghiệp giáo dục-đào tạo của huyện cũng có nhiều tiến bộ, hệ thống các cấp học, bậc học được mở rộng. Đến nay, toàn huyện có 51 đơn vị trường học đã đảm bảo được yêu cầu học tập cho con em nhân dân trên địa bàn, chấm dứt tình trạng học ca 3. Toàn huyện đã đạt chuẩn phổ cập bậc THCS từ năm 2009; đạt phổ cập tiểu học đúng độ tuổi cấp độ I  năm 2010, có 2 trường đạt chuẩn quốc gia. Số học sinh ra lớp ở bậc học mầm non, tiểu học, THCS liên tục tăng; tỷ lệ bỏ học, lưu ban giảm rõ rệt…; công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh.

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ngày càng được quan tâm, Trung tâm Y tế huyện được đầu tư hình thành các khoa, phòng chuyên sâu. Mạng lưới y tế cơ sở từ huyện xuống cơ sở được củng cố: 13/15 xã, thị trấn có trạm y tế được đầu tư cơ sở vật chất, trang-thiết bị, thuốc men để phục vụ khám-chữa bệnh cho nhân dân. Sự nghiệp văn hóa-thông tin, thể dục-thể thao được quan tâm phát triển đa dạng. Các hoạt động chăm lo đời sống vật chất văn hóa, tinh thần cho đối tượng chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số cũng luôn được quan tâm thực hiện. Vì vậy, đời sống người dân trên địa bàn huyện luôn được nâng lên đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm còn 23,32%.

Phát huy những thành tích đã đạt được, 5 năm tới (2011-2015), Chư Pah huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, du lịch, văn hóa; phát triển công nghiệp- dịch vụ; quan tâm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, y tế, giáo dục, xây dựng nông thôn mới… Theo đó, huyện phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 14%; nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp- xây dựng và thương mại- dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu người từ 22 triệu đồng/năm trở lên. Hàng năm, thu ngân sách theo phân cấp tăng 18-20%. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5%. Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn khoảng 1,2%. Phấn đấu 25% số đơn vị trường học đạt chuẩn quốc gia; 80% số trạm y tế có bác sĩ…

Tuy đạt được nhiều kết quả khả quan song hiện tại Chư Pah vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức phải đối mặt, nhiều rào cản phải vượt qua. Thực tế ấy đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc trong huyện cần nỗ lực thực hiện các mục tiêu chiến lược mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV đã đề ra để nhanh chóng trở thành một trong những vùng kinh tế động lực của tỉnh.

Trần Như Thảo (Chủ tịch UBND huyện Chư Pah) 

Có thể bạn quan tâm

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

(GLO)- Đến thời điểm này, huyện Chư Pưh đã thu được gần 29 tỷ đồng nộp ngân sách, đạt khoảng 120% dự toán tỉnh và HĐND huyện giao (trừ tiền sử dụng đất). Từ nay đến hết năm 2024, ngành Thuế huyện tiếp tục triển khai các giải pháp để quản lý thuế, chống thất thu cũng như khai thác tốt các nguồn thu.