“Đây không chỉ là một lời đe dọa suông. Đây thực sự là một lời tuyên chiến đối với đất nước chúng tôi”.
Theo Reuters, Tân Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk tuyên bố bằng tiếng Anh như trên ngày 2- trước khi ra lệnh tổng động viên quân đội nước này.
Nga đã sẵn sàng
Tuyên bố của ông Yatsenniuk được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga có quyền đưa quân vào Ukraine, một hành động được xem như là sự đối đầu lớn nhất của Nga với phương Tây kể từ sau Chiến tranh lạnh.
Đoàn xe chở binh lính Nga tiến sát biên giới Ukraine. |
Trước đó ngày 1-3, ông Putin đã được Quốc hội Nga chấp thuận sử dụng vũ lực bảo vệ người dân Nga tại Ukraine và nhấn mạnh với Tổng thống Obama rằng Tổng thống Nga có nghĩa vụ phải bảo vệ lợi ích của công dân Nga tại Ukraine.
Ông Putin đồng thời cũng không chấp thuận việc các nước phương Tây yêu cầu Nga không can thiệp vào Ukraine.
Cuối tuần trước, các nhóm phiến quân ủng hộ Nga đã nhanh chóng chiếm được các sân bay, tuyến đường chính và các tòa nhà tại bán đảo Crimea nằm gần biển Hắc Hải nơi Nga đặt một căn cứ hải quân mà không hề mất một giọt máu nào.
Sau đó, Ngày 2-3, lực lượng này đã bao vây một số đơn vị quân đội Ukraine đồn trú tại đây và ra lệnh cho quân đội Ukraine và giải giáp vũ khí.
Mỹ chưa thể động binh
Trong khi các nước phương Tây đang xem xét việc giải quyết vấn đề tại bán đảo thuộc Ukraine này, Mỹ nói rằng Mỹ đang tập trung tìm kiếm giải pháp cho vấn đề tại Ukraine thông qua các biện pháp kinh tế, chính trị và ngoại giao. Tuy nhiên, Mỹ cũng khẳng định rằng nước này sẽ không thực sự tính tới việc phải động binh.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng John Kerry ngày 4-3 sẽ đến Kiev để thể hiện “sự ủng hộ mạnh mẽ về chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và quyền được tự quyết tương lại của người dân Ukraine bất chấp sự can thiệp và tấn công từ bên ngoài”.
Ngoại trưởng Mỹ Kerry cho rằng đây là một hành động “gây chiến rõ ràng” và đe dọa các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với nước này.
Với việc các lực lượng ủng hộ Nga đang chiếm đóng Crimea nơi có đa số người Nga sinh sống. Các nước phương Tây giờ đang chú tâm đến các khu vực khác tại phía Đông của Ukraine nơi phần lớn người dân tại đây nói tiếng Nga như tiếng mẹ đẻ.
Chênh lệch quân đội Nga-Ukraine quá rõ ràng
Trong ngày 2-3, các khu vực này đã xảy ra thêm nhiều cuộc biểu tình sau khi đã có một vài vụ biểu tình bạo lực diễn ra một ngày trước đó. Những người biểu tình ủng hộ Nga đã treo cờ lên trụ sở chính quyền tại đây và kêu gọi Nga bảo vệ mình.
Quân đội Ukraine canh gác tại một căn cứ ở Crimea. |
Trước đó, Nga đã điều động 150.000 quân dọc biên giới Ukraine nhưng vẫn chưa quyết định đưa quân vào nước này. Ukraine cũng cáo buộc Nga đưa hàng trăm người vượt biên vào nước này để tiến hành các cuộc biểu tình trên.
Trong khi đó, Hội đồng An ninh Quốc gia Ukaine đã ra lệnh cho Bộ Tổng tham mưu nước này đặt toàn bộ quân đội trong tình trạng báo động cao nhất.
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Ukraine cũng ra lệnh tổng động viên, theo đó tất cả đàn ông dưới 40 tuổi ở nước này sẽ phải tham gia quân đội. Mặc dù vậy Ukraine được dự đoán là sẽ rất khó khăn để tìm đủ trang thiết bị cho số lượng quân mới được tổng động viên này.
Tuy nhiên, quân đội Ukraine, với quân số rất nhỏ và trang bị nghèo nàn, được coi là không thể cưỡng lại được sức mạnh của quân đội Nga.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược của Anh, Ukraine hiện chỉ có chưa đầy 130.000 quân cùng với một số máy bay đã lâu không sử dụng và một chiếc tàu ngầm không đủ bộ phận thay thế.
Ngược lại, Nga đã chi tiêu hàng tỷ USD dưới thời Tổng thống Nga Putin để hiện đại hóa quân đội nước này. Các đơn vị đặc nhiệm của Nga được cho là sánh ngang với hầu hết các đơn vị đặc nhiệm tinh nhuệ nhất trên thế giới.
Phía Đông của Ukraine đã nằm trong tay Nga?
Sự chênh lệch trên càng rõ rệt khi lực lượng quân đội Ukraine tại Crimea không hề chống cự với các nhóm vũ trang thân Nga được cho chính là những binh lính Nga được đưa sang đây bằng những phương tiện vận tải mang biển số Nga.
Người dân Crimea giương cao cờ Nga tại một cuộc biểu tình. |
Kiev cho biết lực lượng này đã bao vây ít nhất 3 địa điểm trọng yếu tại Crimea và đưa các tàu tuần duyên ra khỏi bán đảo này. Mặc dù vậy, Kiev khẳng định hạm đội gồm 10 tàu chiến của nước này vẫn đang ở cảng Sevastopol và vẫn trung thành với mình.
Trong khi đó, một số nhóm vũ trang ủng hộ Nga khác đang cắm trại bên ngoài căn cứ quân sự của Ukraine tại Perevalnoye nằm trên con đường từ thủ phủ Simferopol tại Crimea đến bờ biển nước này.
Valery Boiko, Đại diện tư lệnh căn cứ trên cho biết, cả hai bên đã đạt được một thỏa thuận nhằm tránh gây đổ máu.
“Chúng tôi sẵn sàng bảo vệ căn cứ và các trang thiết bị của mình. Chúng tôi muốn đạt được một thỏa thuận nhượng bộ nhằm tránh một cuộc chiến tranh tại đây”-ông Boko nói.
Trong khi đó, Igor Mamchev, một đại tá hải quân tại một căn cứ quân sự nhỏ hơn tại Simferopol, nói rằng một nhóm vũ trang khác đã đến căn cứ quân sự của ông và yêu cầu binh lính tại đây phải đầu hàng.
Tại các nơi khác tại Crimea, lực lượng vũ trang thân Nga đã không phải đưa ra lời đe dọa nào trong ngày 2-3 sau khi Chính phủ Crimea vốn ủng hộ Nga nói rằng tình hình tại đây đã trở lại bình thường.
Theo VOV