Chế độ dinh dưỡng giúp bé tăng đề kháng cho mùa Đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với hệ miễn dịch vẫn còn non yếu và thời tiết lạnh, trẻ rất dễ mắc phải các bệnh viêm nhiễm cảm cúm, hô hấp, viêm phế quản... Một trong những cách giúp các bé tăng đề kháng đó là bổ sung cho bé một chế độ dinh dưỡng thích hợp khi thời tiết chuyển mùa.

Sữa mẹ

Đối với các bé sơ sinh từ 0-24 tháng tuổi hoặc với các bé còn trong thời gian bú sữa mẹ thì sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh lợi ích của sữa mẹ vượt qua cả thời kỳ cai sữa.

 

 

Vì vậy, trừ phi không có sữa hoặc mắc các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, còn không mẹ nên cho bé bú sữa mẹ ngay từ khi ra đời, đặc biệt là lượng sữa non quý giá sau khi sinh. Bởi ngoài việc có đủ nguồn dinh dưỡng đủ cung cấp cho bé trong 6 tháng đầu, sữa mẹ còn là nguồn thức ăn vô khuẩn, sạch sẽ và chứa rất nhiều các chất kháng khuẩn cũng như dị ứng.

Sữa chua

Trong sữa chua chứa nhiều các vi khuẩn có ích từ quá trình lên men, đường lactose trong sữa được chuyển thành axit lactic tạo môi trường an toàn trong ruột, tránh được tình trạng rối loạn tiêu hóa do thiếu men lactaza tạm thời hoặc bẩm sinh. Vì thế, ăn sữa chua hàng ngày có thể hạn chế các vi khuẩn có hại gây bệnh đường ruột giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm thiểu các bệnh táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu... Những lợi khuẩn trong sữa chua cũng kích thích hệ miễn dịch, sản sinh kháng thể chống lại các độc tố.

Đối với trẻ nhỏ bị tiêu chảy hoặc biếng ăn, sữa chua giúp lập lại cân bằng hệ vi khuẩn ở ruột và chất kháng sinh lactocidine có trong sữa chua giúp cho việc điều trị tiêu chảy. Cơ thể trẻ hấp thu sữa chua nhiều gấp ba lần so với sữa tươi nên rất cần thiết với trẻ suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa kéo dài.

Rau củ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những món ăn được chế biến từ rau củ mang đến cho bé lượng chất xơ và prebiotic dồi dào để có đường ruột khỏe mạnh, tăng cường hấp thu dinh dưỡng và đào thải độc chất. Bé cũng sẽ có hệ miễn dịch tốt hơn để chống lại bệnh tật, hệ xương vững chắc và phát huy tối đa tiềm năng chiều cao. Đồng thời, rau củ quả giúp não bộ phát triển khỏe mạnh, tăng khả năng học hỏi và có chỉ số IQ cao. Sức khỏe của bé cũng sẽ được bảo vệ lâu dài về sau trước các bệnh về tim mạch, tiểu đường tuýp 2, béo phì...

Khi thời tiết giao mùa, mẹ nên tăng cường cho bé ăn các loại rau củ có chứa nhiều vitamin A như cà rốt, bí đỏ, cà chua... để hỗ trợ hệ miễn dịch của bé.

Để tăng sức đề kháng và bảo vệ trước những thay đổi bất ngờ và đột ngột từ thời tiết, thì mẹ nên đề ra một khẩu phần ăn dinh dưỡng, đây đủ các chất như trên để đảm bảo bé có một sức khỏe tốt nhất.

Mai Thương (theo dantri)

Có thể bạn quan tâm

Giảm cân nhờ ăn bơ

Giảm cân nhờ ăn bơ

Bạn muốn giảm cân? Hãy thử ăn bơ vì bơ có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể, cũng như giúp vòng eo nhỏ hơn, theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Internal Medicine Review.
Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên, tùy theo từng tình trạng khác nhau, mà có thể uống thêm một ít thuốc tráng dương, ích thận hoặc các loại thuốc pha chế sẵn như các loại cao bổ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thanh xuân.
Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Thí nghiệm của các nhà khoa học Mỹ thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp bang Pennsylvania mới được công bố trên tờ The Journal of Nutritional Biochemistry cho thấy việc bổ sung chất đạm có nguồn gốc từ đậu nành có thể hỗ trợ trị liệu viêm ruột.
Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Những ngày lễ, mùa hè mọi người thường về thăm quê, du lịch trong hoặc ngoài nước. Nên chuẩn bị hành trang đầy đủ tuân theo một số quy định, nguyên tắc về an toàn để chuyến du lịch vui vẻ, sức khỏe và thoải mái.
Mau đói do... ăn mặn

Mau đói do... ăn mặn

Trong lúc thực hiện sứ mệnh giả định đến sao Hỏa, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ăn mặn gây đói cồn cào hơn là khiến đối tượng khát nước.