"Kình ngư của biển" 629 đón Xuân trên những ngọn sóng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một mùa Xuân mới đang đến rất gần, trên khắp nẻo đường, biên cương, hải đảo đang rộn ràng sắc Xuân. Lại thêm 1 năm nữa các cán bộ, chiến sĩ, thủy thủ tàu 629, Lữ đoàn 161, Bộ Tư lệnh vùng 3 Hải quân không về ăn Tết cùng gia đình vì nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc thân yêu.

Ngày thường, nỗi nhớ đất liền đã canh cánh trong lòng, khi Xuân về, Tết đến, nỗi nhớ còn tăng lên gấp bội, song điều đó đã trở thành bình thường đối với những lính khoác trên mình bộ quân phục trắng - xanh, ngày đêm khát vọng canh giữ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Nhiều năm qua, đón Xuân trên những ngọn sóng đã trở nên quen thuộc và xen lẫn tự hào của cán bộ chiến sĩ thủy thủ tàu 629.

 

Thủ trưởng Lữ đoàn và Hải đội trao quà cho thuyền trưởng tàu 629 trước khi tàu rời bến.
Thủ trưởng Lữ đoàn và Hải đội trao quà cho thuyền trưởng tàu 629 trước khi tàu rời bến.

“Đất liền yên tâm vì có chúng tôi canh gác đảo xa”

Đến Quân cảng Bộ Tư lệnh vùng 3 trên bán đảo Sơn Trà những ngày cuối năm trong cơn mưa phùn cùng cái rét ngọt hiếm thấy ở miền Trung, được gặp gỡ, giao lưu với cán bộ, chiến sĩ, thủy thủ tàu 629, Lữ đoàn 161 khi các anh vừa hoàn tất công đoạn cuối cùng chuẩn bị cho chuyến ra khơi làm nhiệm vụ. Chuyến đi biển dự kiến sẽ kéo dài hơn 1 tháng, vì vậy cán bộ, chiến sĩ tàu 629 đã phải tranh thủ tổ chức đón Tết sớm ngay tại cảng.

Đại úy Lê Đình Bình, Chính trị viên Tàu 629 cho biết, tàu 629 mới hoàn thành nhiệm vụ ngoài biển, về bến tàu lại tiếp tục nhận lệnh trực bảo vệ chủ quyền trên khu vực biển miền Trung trong những ngày Tết. Mặc dù thời gian này do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tăng cường nên điều kiện thời tiết rất khó khăn, sóng có lúc lên tới cấp 7, cấp 8, song với mỗi cán bộ, chiến sĩ tàu luôn xác định tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đón Tết trên biển dẫu thiếu thốn hơn trên đất liền nhưng vẫn đủ đầy hương vị Tết như bánh chưng, thịt mỡ, dưa, hành... và điều đặc biệt mà ở đất liền không có đó là những cây mai, đào được chính bàn tay các cán bộ, chiến sĩ trên tàu làm từ nhánh san hô, cành cây phong ba với những bông hoa mai, hoa đào từ giấy màu, nilon màu sắc gắn lên. Giữa biển khơi mênh mông, chỉ những cây đặc biệt như thế mới có thể chịu được sự rung lắc của từng đợt sóng…

Với các cán bộ, chiến sĩ đã nhiều năm thực hiện nhiệm vụ trên tàu, trực Tết trên biển dường như đã trở nên rất đỗi quen thuộc, nhưng với các chiến sĩ trẻ mới về tàu còn đang bỡ ngỡ thì sự háo hức khi lần đầu tiên được cùng đồng đội đón Tết trên biển được thể hiện rõ khi trò chuyện với chúng tôi. Chiến sĩ Từ Khánh Linh cho biết, những ngày qua, Linh đã cùng anh em trên tàu chuẩn bị các nhu yếu phẩm như gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, lá dong, bánh mứt kẹo và các thực  phẩm khác để chuẩn bị ăn Tết trên biển.

Dẫu xa gia đình, xa người yêu nhưng đã xác định trở thành người lính biển thì phải gác lại hết những riêng tư của cá nhân để hoàn thành trọng trách nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân giao phó.

Còn chiến sĩ Trương Tấn Tuấn tự hào: “Đón Tết trên biển chắc chắn sẽ đặc biệt hơn trên đất liền, nhiệm vụ của người lính thì luôn phải đặt mục tiêu tối thượng là hoàn thành nhiệm vụ lên hàng đầu, tôi mong gia đình đón Tết vui vẻ, đất liền yên tâm vì có chúng tôi canh gác đảo xa”.

 

Cán bộ, chiến sĩ tàu 629 chuẩn bị chuyển quà và hàng xuống tàu đi thực hiện nhiệm vụ.
Cán bộ, chiến sĩ tàu 629 chuẩn bị chuyển quà và hàng xuống tàu đi thực hiện nhiệm vụ.

Theo đại úy Tống Trần Thiện, Thuyền trưởng tàu 629, bất cứ ai làm việc trên tàu phải xác định rõ tư tưởng và bản lĩnh chính trị. Chuyến đi nối tiếp chuyến đi, nhiều lần sau chuyến trực trên biển dài ngày vừa trở về bờ, lại nhận lệnh xuất bến đi thực hiện nhiệm vụ mới là điều bình thường. Chẳng thế mà người thuyền trưởng trẻ ra trường về tàu nhận nhiệm vụ được 9 năm thì anh đã có đến 6 năm đón Tết trên biển. Với Thiện thì đó là niềm tự hào của người lính biển bởi theo anh lính biển bao giờ đón Tết cũng rất vui và khác đất liền.

Dẫu sóng to gió lớn, song được quây quần bên đồng đội, được canh biển để nhân dân đón Tết yên bình là niềm vinh dự lớn của bản thân anh cũng như những cán bộ, chiến sĩ trên con tàu 629.

Kể lại cho chúng tôi những giờ phút đón giao thừa thiêng liêng trên biển, đại úy Tống Trần Thiện nói: “Tết cách đây 2 năm, cũng trên boong tàu này, giữa mênh mông trùng khơi, phòng đón xuân của Tàu được trang trí thật đẹp với cờ Tổ quốc, ảnh Bác Hồ, câu đối đỏ, báo Tết rực rỡ sắc màu. Phía bên là cành mai do chính cán bộ, chiến sĩ trên tàu làm cùng với mâm ngũ quả đặt trang trọng trên bàn thờ Bác càng tôn thêm hương sắc năm mới. Năm nào cũng vậy, điều không thể thiếu trong đêm giao thừa là anh em đồng đội quây quần bên nhau hái hoa dân chủ, liên hoan văn nghệ, tìm hiểu Tết cổ truyền của mỗi miền quê”.

Đón Tết trên biển

Theo dự báo, những ngày trước và trong Tết Nguyên đán 2017, điều kiện thời tiết ở biển miền Trung sẽ bị ảnh hưởng của thời tiết gió mùa, biển động, sẽ là những khó khăn đối với cán bộ, chiến sĩ tàu 629 trong quá trình trực Tết, thực hiện nhiệm vụ. Song, với sự quan tâm động viên kịp thời từ Đảng ủy, Chỉ huy Lữ đoàn, Hải đội sẽ giúp cán bộ, chiến sĩ tàu 629 vững tâm bám trụ nơi đầu sóng.

Thiếu tá Nguyễn Công Khương, Hải đội trưởng Hải đội 311, Lữ đoàn 161 vùng 3 Hải quân cho biết, đối với tàu đi trực Tết trên biển, trước khi tàu rời bến, đoàn cán bộ của Lữ đoàn xuống tàu chúc Tết sớm cán bộ, chiến sĩ của tàu, ngoài tiêu chuẩn Tết của bộ đội, Lữ đoàn phát huy nội lực cho thêm cán bộ, chiến sĩ tàu một lượng vật chất nhất định để bộ đội sử dụng trong những ngày Tết, chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức đón giao thừa để đảm bảo vừa vui Xuân, vừa sẵn sàng chiến đấu cao, xử trí tình huống kịp thời, hiệu quả, hoàn thành các nhiệm vụ cấp trên giao.

 

Cán bộ, chiến sĩ tàu 629 làm cành mai để đón Xuân trên biển.
Cán bộ, chiến sĩ tàu 629 làm cành mai để đón Xuân trên biển.

Mỗi năm “kình ngư của biển” 629 hoạt động từ 9 - 10 tháng trên biển, nhiều chuyến đi kéo dài 50, 60 ngày, tàu hoạt động độc lập trong điều kiện thời tiết hết sức phức tạp. Đến nay, tàu đã thực hiện hàng trăm chuyến trực bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ tàu thăm dò, khai thác dầu khí, cản phá, xua đuổi hàng trăm lượt tàu thuyền nước ngoài xâm phạm trái phép chủ quyền vùng biển nước ta. Những năm qua, tàu 629 đã trở thành điển hình tiên tiến trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên biển và là điểm tựa tin cậy, chỗ dựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi.

“Vẫn biết tàu rời bến là hiểm nguy, nhưng chúng tôi luôn tin tưởng vào sự chỉ huy và bản lĩnh vững vàng của thuyền trưởng cũng như các cán bộ, chiến sĩ trên tàu. Chưa bao giờ họ có biểu hiện giao động về tư tưởng hoặc tìm cách thoái thác nhiệm vụ. Họ còn rất trẻ, lại phải đối mặt với những tình huống như vậy, giữ được khí phách hiên ngang giữa biển khơi là niềm đáng tự hào”- thượng tá Đoàn Bảo Anh, Lữ trưởng Lữ đoàn 161 tự hào.

Trong niềm vui của mùa Xuân mới đang đến gần, những người lính tàu 629 lại cùng nhau đón Tết trên biển. Những cành mai, đào được cắt dán bằng giấy màu gắn trên những nhánh san hô, phong ba cùng với lá dong, gạo nếp, đậu xanh được chuẩn bị chu đáo sẽ đồng hành cùng các anh đón Tết trên biển – những người lính kiên trung gác lại bao ước mơ hoài bão, hy sinh tuổi thanh xuân của mình để dấn thân nơi đầu sóng.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Không khí đón Tết ở Trường Sa

Không khí đón Tết ở Trường Sa

(GLO)- Khi mọi người, mọi nhà đang hân hoan chờ đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, ở nơi đảo xa-biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, không khí Xuân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa cũng rộn ràng...
Câu cá đêm ở Trường Sa

Câu cá đêm ở Trường Sa

(GLO)- Trong chuyến hải trình dài ngày ra thăm, chúc Tết quân và dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, câu cá đêm ở Trường Sa là một trong những thú vui giúp các thành viên đoàn công tác vơi đi nỗi nhớ nhà, sự mệt mỏi sau những ngày đánh vật với sóng gió mùa biển động và cũng là để cải thiện bữa ăn cho các thành viên trên tàu…
Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

(GLO)- Nằm trong chuyến công tác thực hiện nhiệm vụ thay thu quân, thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 18-1, đoàn công tác số 2 đi trên tàu Bệnh Viện 561 đã đến thăm và làm việc tại đảo Phan Vinh.
Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

(GLO)- Âu tàu đảo Sinh Tồn (xã đảo Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) là địa chỉ tin cậy của ngư dân vào tránh trú an toàn khi gặp thời tiết mưa bão hay bị sự cố trên biển. Đây thật sự là điểm tựa vững chắc cho ngư dân khi vươn khơi bám biển và cũng để khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Gieo chữ nơi đầu sóng, ngọn gió

Gieo chữ nơi đầu sóng, ngọn gió

(GLO)- Dù còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng hai thầy giáo trẻ đang công tác ở đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa không giấu được niềm hạnh phúc và tự hào khi được gieo chữ, chăm sóc cho các em học sinh nơi đầu sóng, ngọn gió, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc
Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

(GLO)- Những ngày đi qua các đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa, điều chúng tôi ấn tượng nhất chính là các vườn rau xanh. Các loại như rau cải, mồng tơi, rau muống, mướp… luôn tốt tươi dù điều kiện thời tiết, khí hậu trên các đảo này quanh năm rất khắc nghiệt.
Tết ở Trường Sa

Tết ở Trường Sa

Trong những ngày giáp Tết Mậu Tuất 2018, tháp tùng đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải Quân, P.V Báo Gia Lai đã được cùng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đón Xuân mới trên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sa" cho 103 phóng viên, nhà báo

Trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sa" cho 103 phóng viên, nhà báo

Ngày 23-1, tại TP. Cam Ranh, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã trao Huy hiệu “Chiến sĩ Trường Sa“ cho 117 cá nhân là các phóng viên, nhà báo; thành viên Câu lạc bộ vì biển đảo quê hương đã hoàn thành chuyến thăm, tặng quà và chúc Tết tại các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khành Hòa).