Một ngày với vạn chài Vĩnh Lợi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Làng vạn chài Vĩnh Lợi (xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) chỉ cách làng vạn chài Đề Gi (huyện Phù Cát) một quãng đò chưa tới mười lăm phút ghe máy qua Cửa Đề Gi. Hôm ấy, tôi và cậu em bên vợ không chọn đường thủy mà theo đường bộ (con đường quốc phòng ven biển nối liền Phù Cát-Phù Mỹ) để đến vùng đất cổ Vĩnh Lợi-làng chài có từ cách nay gần 300 năm.

Dấu vết ngày ấy với mái lá đơn sơ và những chiếc ghe bầu, thuyền nan nhỏ bé neo trên đầm Đạm Thủy nấp sau dãy núi Lan chắn ngang một bên cửa biển Đề Gi và nối tiếp những động cát trắng phẳng lì trông ra Biển Đông, dường như đã bị thời gian khỏa lấp, giờ đây nó đã là một làng chài “hiện đại” với nhà cao cửa rộng và hàng trăm con tàu vươn ra biển khơi. Có lẽ nơi duy nhất còn lại mà các thế hệ người vạn chài Vĩnh Lợi tự hào nối tiếp nhau lưu giữ truyền từ đời này sang đời khác và trở thành một di sản văn hóa biển của ngư dân miền Trung, đó là Lăng ông Nam Hải (xây dựng từ năm 1791), giữ tục thờ cúng cá Ông (cá voi) của cư dân miền biển mà ngày nay người làng Vĩnh Lợi còn duy trì lễ hội Nghinh Ông cầu ngư thường niên vào dịp tháng giêng và tháng tư.

 

Một góc vạn chài Vĩnh Lợi. Ảnh: B.Q.V
Một góc vạn chài Vĩnh Lợi. Ảnh: B.Q.V

Theo tài liệu về văn hóa biển ở địa phương thì ở các vùng ven biển Bình Định hiện nay, ngư dân đã lập nên trên 30 lăng thờ cúng cá Ông nhưng riêng ở làng Vĩnh Lợi đã có 2 lăng: lăng Từ đường và lăng ông Đại. Hầu hết các vùng biển có thờ cúng cá Ông, hàng năm họ chỉ tổ chức lễ hội l lần, riêng ở Vĩnh Lợi, việc cúng tế cầu ngư diễn ra 2 lần/năm. Đặc biệt, lăng ông Nam Hải nơi đây còn lưu giữ được 5 bản sắc phong của các hoàng đế triều Nguyễn; bản sắc phong lâu nhất là dưới thời Thiệu Trị năm thứ 3 và bản sắc phong sau cùng là dưới thời vua Khải Định năm thứ 9. Điều này cho thấy tín ngưỡng và tục lệ này đã thành một nếp sinh hoạt lâu đời của người dân Vĩnh Lợi gắn bó với biển khơi, trở thành một làng nghề truyền thống mang tính chất cha truyền con nối. Không những vùng biển nơi này còn lưu truyền và phát triển nghề đánh bắt hải sản mà đến nay còn giữ được những nghề truyền thống gắn liền với người miền biển như nghề làm muối, nghề đóng ghe-thuyền…

Vạn chài Vĩnh Lợi nằm ở một vị thế đắc lợi kéo dài từ núi Lan nằm phía Bắc Cửa Đề Gi chạy dọc theo triền đầm Đạm Thủy. Trước đây nó là đầm nước ngọt khá rộng bao bọc cả một vùng thuộc xã Cát Khánh-Phù Cát đến xã Mỹ Thành-Phù Mỹ, có thể chứa hàng ngàn ghe thuyền trú ngụ. Nước từ các nhánh của sông La Tinh đổ về đầm và chảy ra cửa biển Đề Gi. Quá trình xâm nhập mặn của biển đã dần dần biến nơi đây thành đầm nước lợ. Ngư dân quanh vùng đã sử dụng chung đầm Đạm Thủy thành bãi tập kết tàu thuyền, cũng là nơi đi lại buôn bán, trao đổi của người dân bằng đường thủy. Đồng thời cũng hình thành ở địa phương một lớp diêm dân chuyên nghề làm muối bên cạnh đầm. Nguồn thủy sản ở đầm khá dồi dào giúp ngư dân có thêm thu nhập từ việc đánh bắt và nuôi trồng các loại hải sản. Loài cá mai của đầm Đạm Thủy đã góp phần làm nên món gỏi cá Đề Gi khá nổi tiếng, thu hút nhiều thực khách.

Buổi trưa hôm ấy, chúng tôi đến thăm nhà anh Sáu Hoa-một gia đình ngư dân ở vạn chài Vĩnh Lợi có truyền thống làm nghề đi biển với những con tàu vươn khơi khá hiện đại được đầu tư hàng chục tỷ đồng cho mỗi tàu. Anh cho biết, đội tàu đánh bắt hải sản của vạn chài Vĩnh Lợi là một trong những nơi được trang bị hiện đại sớm nhất của Bình Định, có thể vươn xa các ngư trường từ Hoàng Sa đến Trường Sa. Chính nhờ những phương tiện đánh bắt xa bờ tiên tiến này mà nhiều năm qua, ngư dân trong vùng đã làm ăn khấm khá lên.

Trong tương lai, nếu tận dụng thế mạnh của mình là vùng đất cạnh cảng biển, vạn chài Vĩnh Lợi sẽ được quy hoạch lại một cách bài bản dựa vào thế núi và đầm Đạm Thủy để phát triển. Cùng với việc gìn giữ, phát huy truyền thống văn hóa biển của làng chài cổ thì nơi đây có thể trở thành một làng ngư nghiệp kiểu mẫu ở Bình Định mà ít nơi nào có lợi thế bằng.

Bùi Quang Vinh

Có thể bạn quan tâm

Không khí đón Tết ở Trường Sa

Không khí đón Tết ở Trường Sa

(GLO)- Khi mọi người, mọi nhà đang hân hoan chờ đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, ở nơi đảo xa-biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, không khí Xuân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa cũng rộn ràng...
Câu cá đêm ở Trường Sa

Câu cá đêm ở Trường Sa

(GLO)- Trong chuyến hải trình dài ngày ra thăm, chúc Tết quân và dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, câu cá đêm ở Trường Sa là một trong những thú vui giúp các thành viên đoàn công tác vơi đi nỗi nhớ nhà, sự mệt mỏi sau những ngày đánh vật với sóng gió mùa biển động và cũng là để cải thiện bữa ăn cho các thành viên trên tàu…
Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

(GLO)- Nằm trong chuyến công tác thực hiện nhiệm vụ thay thu quân, thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 18-1, đoàn công tác số 2 đi trên tàu Bệnh Viện 561 đã đến thăm và làm việc tại đảo Phan Vinh.
Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

(GLO)- Âu tàu đảo Sinh Tồn (xã đảo Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) là địa chỉ tin cậy của ngư dân vào tránh trú an toàn khi gặp thời tiết mưa bão hay bị sự cố trên biển. Đây thật sự là điểm tựa vững chắc cho ngư dân khi vươn khơi bám biển và cũng để khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Gieo chữ nơi đầu sóng, ngọn gió

Gieo chữ nơi đầu sóng, ngọn gió

(GLO)- Dù còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng hai thầy giáo trẻ đang công tác ở đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa không giấu được niềm hạnh phúc và tự hào khi được gieo chữ, chăm sóc cho các em học sinh nơi đầu sóng, ngọn gió, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc
Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

(GLO)- Những ngày đi qua các đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa, điều chúng tôi ấn tượng nhất chính là các vườn rau xanh. Các loại như rau cải, mồng tơi, rau muống, mướp… luôn tốt tươi dù điều kiện thời tiết, khí hậu trên các đảo này quanh năm rất khắc nghiệt.
Tết ở Trường Sa

Tết ở Trường Sa

Trong những ngày giáp Tết Mậu Tuất 2018, tháp tùng đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải Quân, P.V Báo Gia Lai đã được cùng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đón Xuân mới trên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sa" cho 103 phóng viên, nhà báo

Trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sa" cho 103 phóng viên, nhà báo

Ngày 23-1, tại TP. Cam Ranh, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã trao Huy hiệu “Chiến sĩ Trường Sa“ cho 117 cá nhân là các phóng viên, nhà báo; thành viên Câu lạc bộ vì biển đảo quê hương đã hoàn thành chuyến thăm, tặng quà và chúc Tết tại các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khành Hòa).