Đầu Xuân-năm mới đi lễ chùa ở Trường Sa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đầu năm đi chùa, lễ Phật là nét đẹp văn hóa truyền thống đã ăn sâu vào đời sống của người dân Việt. Câu chuyện đi lễ đầu năm tưởng như rất bình thường ấy lại trở nên rất đỗi thiêng liêng ở quần đảo Trường Sa-vùng biển đảo xa xôi của Tổ quốc. Trường Sa nay đã có những ngôi chùa trên các đảo: Trường Sa Lớn, Song Tử Tây và Sinh Tồn. Chuyện đi lễ đầu Xuân ở đây cũng có những sắc thái văn hóa rất riêng.

  Người dân thị trấn Trường Sa đi lễ chùa đầu năm mới Bính Thân-2016. Ảnh: Quang Ngọc
Người dân thị trấn Trường Sa đi lễ chùa đầu năm mới Bính Thân-2016. Ảnh: Quang Ngọc

Đã thành thông lệ hàng năm, cứ vào ngày đầu Xuân-năm mới, sau khi chuẩn bị cơm cúng ông bà tổ tiên, người dân trên ở Thị trấn Trường Sa lại chọn cho mình bộ trang phục đẹp nhất để đi chùa lễ Phật... Gia đình chị Vũ Thị Thu Sai là một trong 6 hộ dân ra sinh sống ở thị trấn Trường Sa năm 2013. Lúc mới đầu ra đây, cuộc sống còn nhiều khó khăn, khi đó chùa chưa được tu sửa. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành và các tổ chức, cá nhân, mấy năm nay, ngôi chùa đã được tu bổ khang trang. Chị Sai cũng như mọi người dân và cán bộ chiến sĩ trên đảo đã có nơi để tới dâng hương, cầu nguyện. Họ đến đây vào ngày lễ, ngày Tết để thắp hương, lễ Phật, cầu an, cầu cho những chuyến đi biển thuận lợi, gặp nhiều may mắn...

“Không chỉ vào những ngày đầu Xuân năm mới, vào những rằm mọi gia đình ở đây đều lên chùa thắm nén tâm hương để cầu mong được sức khỏe. Không chỉ cầu mong cho mình mà còn cầu mong cho mọi người dân và các cán bộ, chiến sỹ trên đảo đều được mạnh khỏe để nắm chắc tay súng, bảo vệ vùng trời, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc”-chị Vũ Thị Thu Sai, nói trong xúc động.

Để phục vụ tốt đời sống sinh hoạt tâm linh của quân và dân trên đảo, hàng năm Giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa cử các nhà sư ra đảo phụng sự Phật pháp. Có sư thầy ra đảo trong thời gian 6 tháng, có thầy ra 1 đến 2 năm. Các thầy ra đảo với tinh thần tự nguyện, mong muốn đóng góp cùng với quân và dân trên đảo xây dựng cuộc sống bình yên. Những ngôi chùa ở Trường Sa trở thành điểm nhấn kiến trúc và nơi quy tụ tâm linh, là chỗ dựa về mặt tinh thần của quân và dân trên đảo.

Đại đức Thích Nhậm Tựu-Trụ trì chùa Trường Sa là người được Giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa phân công ra Trường Sa đợt này, chia sẻ: “Thầy đi trên biển, quan sát thấy biển của mình rất là quan trọng bởi vì biển mang lại nhiều lợi ích, nó là tuyến đầu của Tổ quốc. Thầy luôn nghĩ, nếu mà ở đây nó không được yên ổn thì đất liền cũng không được yên ổn. Cho nên, đầu năm mới thầy cũng mong mọi người không chỉ quân và dân và mọi người ở đất nước Việt Nam phải hướng tâm nguyện, cầu nguyện cho biển đảo bình yên, không còn có sự tranh chấp. Chúc nhân dân trong đất liền luôn được ấm no hạnh phúc, bình an và mọi sự đều hanh thông”.

Đi lễ chùa là hoạt động văn hóa tín ngưỡng của người dân và cán bộ, chiến sĩ ở Trường Sa. Mĩ tục đầu năm mới này với họ thật đặc biệt, bởi ở đây, họ như được sống giữa đất liền. Nỗi nhớ quê hương vì thế cũng phần nào được bù đắp. Mỗi chiến sĩ, mỗi người dân ở đây như được tiếp thêm sức mạnh từ đất liền, để họ trụ vững nơi đầu sóng ngọn gió, khẳng định chủ quyền vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.

Quang Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Không khí đón Tết ở Trường Sa

Không khí đón Tết ở Trường Sa

(GLO)- Khi mọi người, mọi nhà đang hân hoan chờ đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, ở nơi đảo xa-biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, không khí Xuân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa cũng rộn ràng...
Câu cá đêm ở Trường Sa

Câu cá đêm ở Trường Sa

(GLO)- Trong chuyến hải trình dài ngày ra thăm, chúc Tết quân và dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, câu cá đêm ở Trường Sa là một trong những thú vui giúp các thành viên đoàn công tác vơi đi nỗi nhớ nhà, sự mệt mỏi sau những ngày đánh vật với sóng gió mùa biển động và cũng là để cải thiện bữa ăn cho các thành viên trên tàu…
Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

(GLO)- Nằm trong chuyến công tác thực hiện nhiệm vụ thay thu quân, thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 18-1, đoàn công tác số 2 đi trên tàu Bệnh Viện 561 đã đến thăm và làm việc tại đảo Phan Vinh.
Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

(GLO)- Âu tàu đảo Sinh Tồn (xã đảo Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) là địa chỉ tin cậy của ngư dân vào tránh trú an toàn khi gặp thời tiết mưa bão hay bị sự cố trên biển. Đây thật sự là điểm tựa vững chắc cho ngư dân khi vươn khơi bám biển và cũng để khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Gieo chữ nơi đầu sóng, ngọn gió

Gieo chữ nơi đầu sóng, ngọn gió

(GLO)- Dù còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng hai thầy giáo trẻ đang công tác ở đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa không giấu được niềm hạnh phúc và tự hào khi được gieo chữ, chăm sóc cho các em học sinh nơi đầu sóng, ngọn gió, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc
Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

(GLO)- Những ngày đi qua các đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa, điều chúng tôi ấn tượng nhất chính là các vườn rau xanh. Các loại như rau cải, mồng tơi, rau muống, mướp… luôn tốt tươi dù điều kiện thời tiết, khí hậu trên các đảo này quanh năm rất khắc nghiệt.
Tết ở Trường Sa

Tết ở Trường Sa

Trong những ngày giáp Tết Mậu Tuất 2018, tháp tùng đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải Quân, P.V Báo Gia Lai đã được cùng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đón Xuân mới trên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sa" cho 103 phóng viên, nhà báo

Trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sa" cho 103 phóng viên, nhà báo

Ngày 23-1, tại TP. Cam Ranh, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã trao Huy hiệu “Chiến sĩ Trường Sa“ cho 117 cá nhân là các phóng viên, nhà báo; thành viên Câu lạc bộ vì biển đảo quê hương đã hoàn thành chuyến thăm, tặng quà và chúc Tết tại các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khành Hòa).