Mối đe dọa từ đội tàu cá Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đội tàu cá Trung Quốc đánh bắt xa bờ ước tính có khoảng 17.000 chiếc, trong đó hơn 12.000 chiếc hoạt động tại những vùng biển không phải của nước này.


Hải quân Peru đang theo dõi sát sao đội tàu cá khoảng 250 chiếc của Trung Quốc di chuyển ngay bên ngoài lãnh hải đất nước trong diễn biến khiến ngành công nghiệp đánh cá tại quốc gia Nam Mỹ này nổi giận và dẫn đến "cuộc khẩu chiến" giữa Washington và Bắc Kinh trên mạng xã hội Twitter. Bộ trưởng Quốc phòng Peru Jorge Chavez hôm 25-9 cho biết hải quân nước này đang nỗ lực bảo đảm không có tàu cá Trung Quốc nào nói trên xâm phạm vùng biển mà Peru có quyền tài phán.

Đại sứ quán Mỹ tại Peru trong tuần này cảnh báo các tàu cá Trung Quốc có lịch sử tránh né việc bị theo dõi và dường như hay vứt bỏ những thứ gây ô nhiễm xuống biển. "Đánh bắt cá quá mức có thể gây ra thiệt hại to lớn về kinh tế và sinh thái. Peru không thể chịu tổn thất như thế" - Đại sứ quán Mỹ tại Lima viết trên Twitter. Đáp trả, Đại sứ quán Trung Quốc tại Peru cho biết họ rất coi trọng việc bảo vệ môi trường và đại dương.


 

Giới chức Ecuador tại một cuộc họp báo hôm 18-8 về sự hiện diện của đội tàu cá Trung Quốc ở vùng biển gần quần đảo GalapagosẢnh: Reuters
Giới chức Ecuador tại một cuộc họp báo hôm 18-8 về sự hiện diện của đội tàu cá Trung Quốc ở vùng biển gần quần đảo GalapagosẢnh: Reuters



Các hiệp hội đánh bắt hải sản Peru cảnh báo việc đánh bắt bừa bãi mực khổng lồ sẽ gây thiệt hại cho ngành đánh bắt nội địa.

Bà Cayetana Aljovín, Chủ tịch Hiệp hội Đánh cá quốc gia Peru, nói với hãng tin Reuters hôm 25-9 rằng các tàu cá chủ yếu đến từ Trung Quốc hoạt động cách bờ biển Peru khoảng 320 km để bòn rút nguồn hải sản này mỗi năm, từ đó có thể tác động tiêu cực tới sinh thái đất nước.

Chuẩn đô đốc Jorge Portocarrero, Tư lệnh hoạt động của Lực lượng tuần duyên Peru, cho biết đội tàu cá Trung Quốc đã hiện diện tại Thái Bình Dương trong nhiều năm qua, di chuyển từ Bắc Chile, khu vực gần bờ biển Peru cho tới gần quần đảo Galapagos của Ecuador, tùy thuộc vào đường di chuyển của mực khổng lồ.

Trước khi kéo đến vùng biển quốc tế ngoài khơi Peru, đội tàu trên đã đánh bắt mực khổng lồ gần quần đảo Galapagos. Chuẩn đô đốc Daniel Ginez của Hải quân Ecuador đánh giá đội tàu cá Trung Quốc năm nay có quy mô lớn hơn so với những năm trước, dẫn đến nỗi lo số lượng một số loài có thể sụt giảm đáng kể.

Tờ Guardian dẫn kết quả phân tích dữ liệu của nhóm bảo tồn biển Oceana cho biết chỉ trong 1 tháng, đội tàu cá Trung Quốc nói trên đã đánh bắt tổng cộng 73.000 giờ, vơ vét hàng ngàn tấn mực và cá tại vùng biển quanh quần đảo Galapagos.

Đội tàu đánh bắt xa bờ của Trung Quốc ước tính có khoảng 17.000 chiếc, trong đó hơn 12.000 chiếc hoạt động tại những vùng biển không phải của nước này. Điều này khiến việc theo dõi hoạt động của toàn bộ tàu này là nhiệm vụ gần như bất khả thi, nhất là khi tàu cá Trung Quốc hoạt động tại những nước còn yếu về năng lực giám sát lãnh hải.

Nhiều chuyên gia nhận định hoạt động đánh bắt cá quá mức của Trung Quốc không chỉ đe dọa chủ quyền các nước ven biển mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh lương thực toàn cầu và hệ sinh thái biển.

Không gì lạ khi Mỹ không ngừng lên tiếng chỉ trích hành vi trên của Trung Quốc thời gian qua. Hôm 25-9, Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc về môi trường, trong đó có nhắc đến cáo buộc đánh bắt cá trái phép. Trước đó 3 ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng cáo buộc tàu cá Trung Quốc đánh bắt quá mức tại vùng biển của những nước khác trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Còn vào tuần rồi, Lực lượng tuần duyên Mỹ công bố báo cáo mới, theo đó chỉ trích đội tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép ở nhiều nơi. Theo tờ South China Morning Post, báo cáo cũng cáo buộc lực lượng dân quân vũ trang trên biển của Trung Quốc dùng chiến thuật hung hăng để xua đuổi ngư dân các nước khác ra khỏi ngư trường truyền thống của họ để thúc đẩy các mục tiêu chiến lược hàng hải lâu dài của Bắc Kinh.

Theo Hoàng Phương (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.