Mỹ chuẩn bị đưa tên lửa "xịn" tới Ấn Độ - Thái Bình Dương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc xác nhận Mỹ sắp triển khai tên lửa siêu thanh ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Đài Sputnik hôm 2-8 dẫn lời Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Mỹ James McConville cho biết Washington đang phát triển và chuẩn bị triển khai nhiều loại tên lửa mới, bao gồm vũ khí siêu thanh chính xác tầm xa, ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

"Chúng tôi biết rằng chúng tôi cần tên lửa chính xác tầm xa. Đó là ưu tiên số một nên chúng tôi đã phát triển khả năng siêu thanh ngay từ bây giờ. Chúng tôi đã thử nghiệm thành công và sẽ có những tên lửa tầm trung có thể đánh chìm tàu. Nó rất quan trọng đối với khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD)" – tướng McConville phát biểu tại một sự kiện do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, trụ sở tại Washington) tổ chức hồi tuần trước.

Cũng theo tướng McConville, mục tiêu của quân đội Mỹ là vượt qua bất kỳ đối thủ tiềm tàng nào trong bất kỳ cuộc xung đột nào. Điều này sẽ trở nên khả thi thông qua việc hiện đại hóa quân đội toàn diện.

 

Một quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc xác nhận Mỹ sắp triển khai tên lửa siêu thanh ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ảnh: Pravda Report.
Một quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc xác nhận Mỹ sắp triển khai tên lửa siêu thanh ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ảnh: Pravda Report.


Lầu Năm Góc công bố kế hoạch triển khai tên lửa mặt đất mới ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương vào năm ngoái sau khi Mỹ hủy bỏ Hiệp ước Các Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga. Tuy nhiên, một số đồng minh của Mỹ, bao gồm Philippines, Hàn Quốc và Nhật Bản, bày tỏ sự phản đối về việc triển khai vũ khí chiến lược mới trên lãnh thổ họ.

Washington đang tỏ ra lo ngại về quy mô ngày càng tăng cùng công nghệ tinh vi của hải quân và không quân Trung Quốc trong những năm gần đây. Số lượng tàu chiến của Bắc Kinh được cho là đã vượt qua Mỹ hồi năm ngoái, trong khi sắp bổ sung tàu sân bay và tàu tấn công đổ bộ/trực thăng kết hợp.

Cả hai quốc gia còn chạy đua phát triển và sản xuất vũ khí siêu thanh mới. Cuối tháng 6 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ đạo ngành công nghiệp dân sự hướng tới việc sản xuất các linh kiện cho vũ khí siêu âm. Washington đang chế tạo tới 9 tên lửa siêu thanh phóng từ trên không, trên biển và trên mặt đất với tên lửa đầu tiên dự kiến ​​đi vào hoạt động trong năm 2022, theo đài Sputnik.

Theo Phạm Nghĩa (NLĐO, Sputnik)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.