Cuộc chiến công hàm về biển Đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Công hàm Malaysia vừa gửi đến Liên Hiệp Quốc nêu rõ lập trường phản đối yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở biển Đông.



Cuộc chiến công hàm giữa các nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông đang ngày một nóng theo sau động thái mới nhất của Malaysia hôm 29-7.

Trong công hàm gửi Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày 29-7, chính quyền Thủ tướng Muhyiddin Yassin phản bác lập luận trước đó của Trung Quốc rằng Kuala Lumpur không có quyền xin thiết lập thềm lục địa ở vùng biển phía Bắc của biển Đông. Công hàm này nhấn mạnh việc đệ trình đơn xin thiết lập thềm lục địa của Malaysia hoàn toàn phù hợp với các quyền lợi được quy định trong Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS). Khẳng định cái gọi là "đường chín đoạn" mà Trung Quốc tự vẽ ra để tuyên bố chủ quyền phần lớn biển Đông vi phạm UNCLOS, công hàm của Malaysia nhấn mạnh những yêu sách hàng hải của Bắc Kinh trên vùng biển này không có hiệu lực pháp lý.

 

Tàu chiến Malaysia trong một cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển Đông hồi 2019.Ảnh: Hải quân Hoàng gia Malaysia
Tàu chiến Malaysia trong một cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển Đông hồi 2019.Ảnh: Hải quân Hoàng gia Malaysia


Theo báo South China Morning Post, mặc dù ngôn từ cứng rắn của công hàm nêu trên gây bất ngờ, nội dung của nó phản ánh lập trường từ lâu của Malaysia về việc phản đối cái gọi là "đường chín đoạn" của Trung Quốc. Trước đó, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Mỹ và Úc cũng gửi công hàm về vấn đề biển Đông đến LHQ. Ông Robert Beckman, Giám đốc Chương trình Chính sách và Luật biển thuộc Trung tâm Luật quốc tế ở Singapore, cho biết công hàm của một số nước ASEAN nhấn mạnh những yêu sách về quyền lợi và quyền tài phán của Trung Quốc đối với các khu vực hàng hải ở biển Đông đã đi ngược lại UNCLOS mà Bắc Kinh có tham gia.

Đối mặt sức ép ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc hôm 29-7 đệ trình lên LHQ công hàm phản bác nội dung công hàm được Úc đưa ra 6 ngày trước đó. Nội dung công hàm của Úc khẳng định các yêu sách hàng hải của Bắc Kinh trên biển Đông là phạm pháp. Động thái trên của Trung Quốc diễn ra một ngày sau khi Mỹ và Úc cam kết hợp tác quốc phòng và ra tuyên bố chung nhằm vào các "hành động cưỡng ép" của Bắc Kinh trên biển Đông. Theo Giám đốc chính sách đối ngoại và quốc phòng tại Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuộc Trường ĐH Sydney (Úc) Ashley Townshend, đây là một tín hiệu cho thấy Canberra sẽ đóng vai trò tích cực hơn ở Đông Nam Á cũng như trong các nỗ lực đa quốc gia nhằm chống lại những hành vi ngang ngược của Bắc Kinh trong khu vực.

Báo Times of India hôm 30-7 dẫn lời Đại sứ Úc tại Ấn Độ Barry O’ Farrell khẳng định Canberra quan ngại sâu sắc trước những hành động trên biển Đông có thể khiến căng thẳng leo thang và gây bất ổn khu vực. Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định cộng đồng quốc tế đang ủng hộ các chính sách của Washington đối với Bắc Kinh, trong đó có tăng cường các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải ở biển Đông.

Theo Cao Lực (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.