Tàu Trung Quốc đuổi tàu cá Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

2 tàu hải cảnh Trung Quốc đã tiếp cận và đuổi theo một tàu cá Nhật Bản tại vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp trên Biển Hoa Đông hiện do Nhật Bản kiểm soát.

 

Quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. (Nguồn: The Japan Times/TTXVN)
Quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. (Nguồn: The Japan Times/TTXVN)



Theo hãng tin Kyodo, ngày 9/5, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết 2 tàu hải cảnh Trung Quốc đã tiếp cận và đuổi theo một tàu cá Nhật Bản tại vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp trên Biển Hoa Đông hiện do Nhật Bản kiểm soát và gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.  

Tổng cộng 4 tàu hải cảnh Trung Quốc ở vùng biển trên trong vòng 2 giờ kể từ lúc 16h (giờ địa phương) ngày 8/5. Vào khoảng 16h50', hai trong số các tàu đuổi theo tàu cá Nhật Bản, khi đó ở vị trí cách đảo Uotsuri khoảng 12 km về phía Tây Nam.

Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã yêu cầu các tàu Trung Quốc rời khỏi vùng biển này, đồng thời triển khai một tàu tuần tiễu tới bảo vệ tàu cá. Ba thủy thủ trên tàu cá may mắn không bị thương trong vụ việc.

Đây là lần đầu tiên tàu Trung Quốc đi vào vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư kể từ hôm 17/4 vừa qua. 

Quần đảo Senkaku là nhóm đảo nhỏ nằm cách đảo chính của tỉnh Okinawa, Nhật Bản, khoảng 400 km về phía Tây. Quần đảo này hiện do Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và thường xuyên đưa tàu hoặc máy bay đến vùng biển này.

Quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc căng thẳng trong nhiều năm do các vấn đề lịch sử và tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo nói trên. Thời gian gần đây, quan hệ hai nước đang có những tiến triển tích cực để chuẩn bị cho chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tuy nhiên, sau khi chuyến thăm này bị hoãn lại do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, tình hình tại khu vực tranh chấp có dấu hiệu phức tạp trở lại.

Ngày 17/4 vừa qua, 4 tàu hải cảnh đi vào khu vực này và ở lại đây khoảng 90 phút trước khi rời đi. Hôm 11/4, tàu sân bay Liêu Ninh và 5 tàu khu trục tên lửa khác của Trung Quốc đã đi qua vùng biển nằm giữa đảo lớn Okinawa  và đảo Miyako khi tiến từ Biển Hoa Đông ra Thái Bình Dương.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono đã chỉ trích hành động này của Trung Quốc là gây sức ép về quân sự đối với Nhật Bản.

Theo Nguyễn Hằng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.