Người dân vùng biên bảo vệ "phên giậu" quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, xã Ia O và Ia Chía (huyện Ia Grai) đã triển khai thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia”. Qua đó, 2 địa phương đã góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc trên tuyến biên giới.
Xã Ia O và Ia Chía có tổng cộng 19 thôn, làng với 4.653 hộ dân, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 50%. Hai xã có hơn 12,5 km đường biên giới trên sông Sê San tiếp giáp với huyện Đun Mia và Oyadav (tỉnh Ratanakiri, Vương quốc Campuchia). Để xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, những năm qua, 2 xã đã huy động sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân và cả hệ thống chính trị thông qua phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia”. Cấp ủy, chính quyền 2 xã đã phối hợp chặt chẽ với 2 Đồn Biên phòng: Ia O, Ia Chía và các ban, ngành, đoàn thể thành lập, duy trì có hiệu quả 22 tổ tự quản an ninh trật tự thôn, làng và tự quản đường biên, cột mốc. Ông Kpă Yan-Chủ tịch UBND xã Ia Chía-cho hay, xã có 10 tổ tự quản an ninh trật tự ở 10 thôn, làng và 1 tổ tự quản đường biên, cột mốc với hơn 70 thành viên. Các tổ tự quản hoạt động có nền nếp, hiệu quả, thường xuyên tuần tra, kiểm soát, giữ gìn an ninh trật tự thôn, làng, phát huy được vai trò, trách nhiệm của quần chúng nhân dân trên địa bàn trong tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Lực lượng Bộ đội Biên phòng phối hợp với tổ tự quản làng Bi (xã Ia O, huyện Ia Grai) tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc. Ảnh: A.H
Lực lượng Bộ đội Biên phòng phối hợp với tổ tự quản làng Bi (xã Ia O, huyện Ia Grai) tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc. Ảnh: A.H
Theo thống kê, 5 năm qua (2015-2020), các tổ tự quản trên địa bàn 2 xã biên giới đã tổ chức tuần tra thôn, làng được 896 lần/4.513 lượt người tham gia và tuần tra đường biên, cột mốc được 703 lần/3.824 lượt thành viên tham gia. Ông Ksor Bơng-Trưởng ban Công tác Mặt trận kiêm Tổ trưởng tổ tự quản đường biên, cột mốc làng Bi (xã Ia O) chia sẻ: “Các thành viên trong tổ luôn tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và Đồn Biên phòng Ia O tuần tra, kiểm soát bảo vệ 5,5 km đường biên giới trên sông tiếp giáp với xã Nhang (huyện Đun Mia) và chống xâm nhập vượt biên. Hàng tháng, tổ duy trì sinh hoạt, chỉ rõ những việc đã làm được, chưa làm được để rút kinh nghiệm”. Cũng theo ông Bơng, ngoài tuần tra, kiểm soát, các thành viên còn tích cực tuyên truyền, nhắc nhở người dân nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. “Làng Bi hiện kết nghĩa với làng Tăng Lôm (xã Nhang, huyện Đun Mia) nên mình cũng thường xuyên tuyên truyền người dân, nhất là những người thường xuyên qua lại hai bên biên giới hiểu rõ quan điểm của Đảng, pháp luật Nhà nước về công tác phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam-Campuchia. Nhờ đó, nhận thức của người dân được nâng lên và cung cấp nhiều nguồn tin có giá trị cho lực lượng chức năng”-ông Bơng chia sẻ thêm.
Trao đổi về việc giữ gìn an ninh trật tự tại làng, ông Ksor Chêl-Tổ trưởng tổ tự quản an ninh trật tự làng Pó (xã Ia Chía) bày tỏ: “Cứ khoảng 8 giờ tối, chúng tôi đi một vòng quanh làng. Đến hơn 9 giờ, nếu tình hình ổn định thì về nghỉ và 3 giờ sáng lại đi thêm một vòng nữa. Đi tuần lúc chập tối để nhắc nhở thanh niên không tụ tập chơi bời, không đua xe, lạng lách; nhắc một số gia đình quan tâm nhiều hơn đến con cái, nâng cao cảnh giác... Còn lúc rạng sáng, một số gia đình đi khai thác mủ nên mình đi tuần để nhắc nhở khóa cửa cẩn thận, tránh mất trộm”.
Cán bộ Đòn BP Ia O tuyên truyền, vận động nhân dân. Ảnh: A.H
Cán bộ Đòn BP Ia O tuyên truyền, vận động nhân dân. Ảnh: A.H
Hiện nay, tại 2 xã biên giới có 4.150 hộ dân tự nguyện ký cam kết tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới. Từ năm 2015 đến nay, người dân 2 xã đã cung cấp 956 tin báo tố giác tội phạm, trong đó có nhiều tin giá trị, kịp thời phục vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Theo ông Dương Mah Tiệp-Bí thư Huyện ủy Ia Grai, phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia” đã làm chuyển biến cơ bản nhận thức của quần chúng nhân dân trên địa bàn về vấn đề đường biên, cột mốc, giữ gìn an ninh trật tự thôn, làng. “Qua phong trào còn xây dựng tình đoàn kết gắn bó giữa nhân dân các thôn, làng cũng như nhân dân hai bên biên giới, giữa phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh trật tự thôn làng với các phong trào, cuộc vận động do địa phương và các ban, ngành phát động. Từ đó góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi xây dựng khu vực biên giới phát triển về kinh tế, văn hóa-xã hội, vững mạnh về quốc phòng-an ninh”-ông Tiệp nhấn mạnh.
ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.