Vũ khí siêu thanh của Trung Quốc khiến Mỹ lo ngại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sự phát triển tàu lượn siêu thanh của Trung Quốc có thể sẽ phá vỡ sự ổn định chiến lược vốn mong manh được thiết lập từ cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Đầu năm 2019, cuộc gặp của các quan chức Mỹ tại Tòa nhà Quốc hội đã khá "nóng" với chủ đề thảo luận về cuộc chạy đua nghiên cứu công nghệ cao đang cho ra đời nhiều loại vũ khí nguy hiểm mới. Trong cuộc đua công nghệ mới này, Trung Quốc dường như đang nỗ lực hết sức để vượt lên.

 

Vũ khí siêu thanh của Trung Quốc khiến Mỹ lo ngại. Ảnh: Getty
Vũ khí siêu thanh của Trung Quốc khiến Mỹ lo ngại. Ảnh: Getty



Sự phát triển tàu lượn siêu thanh của Trung Quốc có thể sẽ phá vỡ sự ổn định chiến lược vốn mong manh được thiết lập từ cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Ngoài ra, hầu như có rất ít hiểu biết về những nguy cơ từ hệ thống vũ khí mới này của Trung Quốc và điều đó khiến nhiều người lo ngại chúng không chỉ phục vụ mục đích phòng thủ nhằm chống lại các cuộc tấn công tên lửa từ các bên thù địch như tuyên bố ban đầu của Bắc Kinh.

Theo James Clad - người từng là một quan chức trong Bộ Quốc phòng Mỹ, hiện là chuyên gia nghiên cứu về châu Á tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại Mỹ ở Washington, hiện không có loại vũ khí nào khiến an ninh bất ổn hơn các chương trình chống vệ tinh của Trung Quốc, đặc biệt là các tàu lượn siêu thanh được phát triển trong chương trình này.

Khả năng của các tàu lượn siêu thanh này khiến chúng có thể "vô hiệu hóa" các tên lửa đánh chặn nhắm vào chúng. Mặc dù không phải là không thể đánh chặn nhưng theo chuyên gia James Clad, Mỹ sẽ cần 5 thập kỷ nghiên cứu về hệ thống đánh chặn thì mới có thể đối phó được với hệ thống vũ khí siêu thanh này của Trung Quốc. Một lý do nữa khiến Washington lo ngại về các tàu lượn siêu thanh của Bắc Kinh là loại vũ khí này có thể tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ và có khả năng phóng hầu hết các đầu đạn vào các mục tiêu mà chúng nhắm tới. Do đó, một cuộc tấn công bất ngờ từ phía Trung Quốc đã trở thành mối đe dọa hiện hữu và có thể xảy ra.

Theo các chuyên gia, trừ khi Mỹ có các động thái để phát triển hệ thống cảm biến không gian nhằm đối phó với Nga và Trung Quốc, nếu không thì Washington sẽ khó có thể ngăn cản một cuộc tấn công sử dụng vũ khí siêu thanh.

Kiều Anh/VOV.VN
Theo The Hill

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.