Nâng cao chất lượng huấn luyện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, Tiểu đoàn Bộ binh 50 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) đã nhanh chóng vượt qua những khó khăn, không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện.

Cán-binh một nhà

Hầu hết tân binh khi bước vào môi trường quân ngũ đều không tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu. Vì vậy, để chiến sĩ thật sự yên tâm, gắn bó với đơn vị, Tiểu đoàn xác định công tác giáo dục chính trị tư tưởng là một trong những khâu then chốt. Mỗi cán bộ tiểu đội, trung đội vừa là người chỉ huy vừa là người bạn, người anh thường xuyên gần gũi, trò chuyện với chiến sĩ. Thông qua các tổ sinh hoạt ba người, giao ban, hội ý… cán bộ đã lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của chiến sĩ, qua đó kịp tâm gắn bó với đơn vị. Thời gian đầu, nhiều chiến sĩ chưa quen với khí hậu khắc nghiệt trên biên giới nên hay bị hắt hơi, sổ mũi… “Cũng may, ngay từ đầu, đơn vị đã chuẩn bị trước các phương án nên tình trạng này cũng nhanh chóng được khắc phục, các chiến sĩ đều đảm bảo sức khỏe khi bước vào huấn luyện. Bên cạnh đó, đơn vị cũng thường xuyên hướng dẫn chiến sĩ cách phòng tránh một số bệnh thông thường, nhờ đó sức khỏe của chiến sĩ luôn ổn định”-Đại úy Nguyễn Văn Mạnh-Chính trị viên Tiểu đoàn chia sẻ.

 

Tranh thủ giờ nghỉ ngoài thao trường, các chiến sĩ đọc báo để nắm bắt thông tin. Ảnh: P.D
Tranh thủ giờ nghỉ ngoài thao trường, các chiến sĩ đọc báo để nắm bắt thông tin. Ảnh: P.D

Mặt khác, Tiểu đoàn cũng chỉ đạo các đại đội sàng lọc, nắm bắt hoàn cảnh cụ thể của từng chiến sĩ, nhất là những chiến sĩ có hoàn cảnh gia đình khó khăn, như: có con nhỏ, mới cưới vợ, cha mẹ già yếu… để chủ động gặp gỡ, động viên tinh thần và chia sẻ khó khăn. Theo đúng quy định trong quân đội thì chiến sĩ mới không được sử dụng điện thoại, song đối với một số chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn thì đơn vị cũng linh hoạt, tạo điều kiện bằng cách, thỉnh thoảng cán bộ cho chiến sĩ mượn điện thoại để gọi về nhà thăm hỏi tình hình, động viên gia đình. Bản thân cán bộ chỉ huy đơn vị cũng thỉnh thoảng gọi điện hỏi thăm, động viên gia đình những chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn… Nhờ đó, hầu hết chiến sĩ đều an tâm tư tưởng, yên tâm gắn bó với đơn vị.

Chiến sĩ Lê Văn Tân (Tiểu đội 5, Trung đội 3, Đại đội 1) phấn khởi: “Thời gian đầu mới nhập ngũ, chúng tôi chưa quen với khí hậu nắng, nóng nơi biên giới, rồi cuộc sống tập thể và nỗi nhớ nhà, nhớ người thân. Song nhờ sự động viên của cán bộ Tiểu đội, Trung đội và đồng đội nên chúng tôi nhanh chóng quen dần. Hơn nữa, nhờ môi trường quân đội mà chúng tôi từ những người xa lạ, nhanh chóng trở thành bạn tốt, giúp đỡ, chia sẻ với nhau niềm vui lẫn nỗi buồn”. Tân kể: “Trong trung đội tôi có một chiến sĩ tên Đun vừa mới mất anh trai. Đun rất buồn. Thương Đun và thương cả cho hoàn cảnh khó khăn của gia đình Đun, chúng tôi đã bàn nhau cùng gom tiền để thăm hỏi, động viên gia đình Đun. Đồng thời, anh em cũng thường xuyên trò chuyện để giúp Đun vơi bớt nỗi buồn, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ”.

Linh hoạt trong huấn luyện

 

Ảnh: Phương Dung
Ảnh: Phương Dung

Bước vào huấn luyện chiến sĩ mới năm 2016, Tiểu đoàn đã phải đối diện với nhiều khó khăn cả về chủ quan lẫn khách quan. Tuy nhiên, đơn vị đã triển khai đồng bộ các giải pháp để từng bước khắc phục khó khăn và không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện. Đại úy Nguyễn Văn Mạnh cho biết: “Thời tiết nắng nóng kéo dài ít nhiều đã ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình huấn luyện của chiến sĩ. Do vậy, đơn vị đã linh động trong việc bố trí thời gian và không gian huấn luyện”. Cụ thể, thời gian huấn luyện thường bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 11 giờ trưa, tuy nhiên để bộ đội có thể nghỉ ngơi, tránh nắng nóng, đơn vị đã điều chỉnh thời gian huấn luyện bắt đầu từ 6 giờ 30 phút sáng đến 10 giờ 30 phút sáng. Đầu giờ chiều, đơn vị cũng tận dụng những hàng cây, bóng mát để tập điều lệnh, đội ngũ và khi thời tiết dịu bớt, đơn vị mới tổ chức cho bộ đội ra thao trường huấn luyện các nội dung thực hành.

Ngoài ra, trong số hơn 400 chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2016 vẫn còn một số chiến sĩ là người dân tộc thiểu số chưa đọc thông, viết thạo hoặc viết chậm, tiếp thu chậm, gây ảnh hưởng đến công tác giáo dục, huấn luyện chung. “Sau khi rà soát, có 25 chiến sĩ đọc và viết rất khó khăn nên đơn vị đã bố trí 3 cán bộ và một chiến sĩ có trình độ đại học cùng phụ trách việc dạy viết chữ cho các chiến sĩ này vào hai tối thứ tư và thứ sáu hàng tuần. Qua 3 tháng, các chiến sĩ này cũng có tiến bộ nhưng để đọc thông, viết thạo như mọi người thì vẫn chưa đạt yêu cầu”- Chính trị viên Tiểu đoàn cho hay. Đối với những chiến sĩ vẫn còn chậm trong các yếu lĩnh, động tác ngoài thao trường thì Tiểu đoàn cũng tổ chức cho cán bộ Tiểu đội hoặc Trung đội hướng dẫn đi hướng dẫn lại nhiều lần từng động tác… Nói về kết quả huấn luyện chiến sĩ mới, Chính trị viên Tiểu đoàn khẳng định: Qua kiểm tra các nội dung huấn luyện, 100% chiến sĩ đạt yêu cầu và kết quả huấn luyện chung đạt khá.

Anh Huy

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.