Biên giới mùa này

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ấy là tôi muốn nói đến Chư Prông, một trong 3 huyện biên giới của tỉnh Gia Lai. Vượt qua bao khó khăn, Chư Prông trong những năm gần đây đã vươn lên phát triển nhiều mặt và đang là một trong các địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tạo điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế bền vững.

Từ một huyện nghèo, sản xuất thuần nông, đi lại khó khăn, đến nay Chư Prông là xứ sở của các loại cây công nghiệp dài ngày, giao thông thuận lợi, đời sống nhân dân các dân tộc trong huyện đang trên đà ấm no, giàu có.

 

Bộ đội giúp dân làm lúa nước.
Bộ đội giúp dân làm lúa nước.

Năm 2015 tổng giá trị sản xuất toàn huyện đạt trên 2620 tỷ đồng, thu nhập bình quân 28,2 triệu đồng/năm. Trong năm tổng diện tích gieo trồng đạt trên 73.800 ha, tăng 15.969 ha so với năm 2010. Đến tháng 3 năm nay, diện tích gieo trồng đã đạt 2.022 ha, trong đó có đến 956 ha, 244 ha đậu các loại, 822 ha rau... Huyện còn chú ý mở rộng diện tích cây tinh bột có củ gần 5.000 ha, hơn 1.100 ha cây công nghiệp ngắn ngày.

Đặc biệt các loại cây công nghiệp dài ngày như: cao su, cà phê, điều, hồ tiêu, đang khẳng định vai trò là cây chủ lực trong nền kinh tế của địa phương. Từ chỗ vài ngàn ha ban đầu, hiện toàn huyện đã có trên 13.000 ha cây cao su, trong đó có 6.535 ha đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản và hơn 4.000 ha cao su tiểu điền. Vườn cao su phát triển đến đâu, các khu dân cư trù phú phát triển đến đấy, tạo thành những vùng chuyên canh cao su trên địa bàn, hình thành lực lượng lao động chuyên chăm sóc, khai thác và chế biến loại cây cho “vàng trắng” này.

Như cây cao su, diện tích cây cà phê cũng đạt đến 13.500 ha, trong đó có 11.662 ha cà phê của nhân dân. Cây điều cũng phát triển với diện tích hơn 1.800 ha và Chư Prông còn phát triển diện tích hồ tiêu lên 500 ha. Ngoài ra trên địa bàn còn có khoảng 200 ha cây ăn quả chất lượng cao phân bổ trên các vườn hộ và gần đây huyện còn chú ý đưa nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế vào cơ cấu, đồng thời xây dựng các làng nghề truyền thống ở địa phương...

Chính nhờ quan tâm phát triển mạnh về diện tích và đa dạng các loại cây trồng mà trong những năm qua Chư Prông đã giải quyết được việc làm cho hàng vạn lao động, nâng cao đời sống hàng ngàn hộ gia đình ở khu vực nông thôn trên địa bàn. Đời sống ổn định, giao thông phát triển, từ thị trấn trung tâm huyện có đường ô tô trải nhựa đi đến tất cả các xã, kể cả xã biên giới xa xôi như Ia Puch, Ia Mơr. Sự nghiệp y tế, giáo dục cũng phát triển tương ứng. Toàn huyện đã có hơn 10.000 học sinh tiểu học, hơn 6.300 học sinh THCS, hơn 2.100 học sinh THPT. Bệnh viện Đa khoa huyện có quy mô 60 giường, phòng khám khu vực và các trạm y tế xã có 105 giường bệnh, đủ sức đáp ứng nhu cầu khám và điều trị cho nhân dân và cán bộ của địa phương. Sóng phát thanh, truyền hình và điện thoại phủ kín địa bàn.

Điều đáng chú ý là trong những năm trước kia lợi dụng địa bàn là huyện biên giới nên nhiều bà con dân tộc thiểu số nghe theo lời dụ dỗ, phỉnh nịnh của kẻ xấu tìm đường vượt biên sang Campuchia gây bất ổn về an ninh khu vực. Nhờ công tác giáo dục, vận động của cấp ủy, chính quyền, các ngành hữu quan và đặc biệt là sự quản lý chặt chẽ, thường xuyên của lực lượng biên phòng, những năm gần đây tình hình biên giới không còn phức tạp, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững ổn định, tạo điều kiện cho nhân dân yên tâm chăm lo sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.

Với lợi thế về đất đai, với kinh nghiệm về sản xuất, đặc biệt là truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc trong huyện, Chư Prông đang phát huy nội lực, thu hút đầu tư nhằm vươn lên về mọi mặt, khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế của tỉnh nhà.

Nguyên Anh

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.