Những sai lầm cần tránh khi bày mâm ngũ quả Tết Mậu Tuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mâm ngũ quả ngày Tết nguyên đán tượng trưng cho ước nguyện của mỗi gia đình. Gia chủ cần tránh những sai lầm khi bày mâm ngũ quả dưới đây để có một năm mới gặp nhiều may mắn và an lành.
 

 

Sai lầm khi bày mâm ngũ quả

Chọn ngay quả chín đẹp


Mâm ngũ quả cần có trước đêm 30 Tết và thường được các gia đình bày biện vào sáng 30 Tết. Nhưng việc chọn mua được tiến hành sớm hơn nhiều. Nhiều gia đình có thể mua quả từ ngày 27 - 28 Tết hoặc sớm hơn.

Do đó, nếu không tính toán thời gian mà chọn mua ngay những quả đã chín đẹp thì khi bày, quả có thể bị chín quá hoặc lá bị héo. Nên lựa những quả già nhưng chưa chín quá. Chuối nhất định phải là chuối xanh. Các loại quả khác như xoài, đu đủ, hồng… nên chọn mua quả ương. Dưa hấu mang tính đấng trí nhân quân tử nên chọn những quả xanh vỏ đỏ lòng. Dù có nhiều loại hoa quả, cũng nên bày thêm quả Phật thủ là biểu tượng của bàn tay Phật.

Bày hoa, thực phẩm khác lên mâm ngũ quả

Hiện nay, các loại hoa quả, trái cây đa dạng và phong phú hơn trước rất nhiều nên người ta cũng không câu nệ cứng nhắc ngũ quả chỉ gồm 5 loại quả nữa mà có thể bày nhiều loại quả hơn. Tuy nhiên, cần chú ý rằng: mâm ngũ quả thì chỉ bày quả chứ không nên đặt thêm hoa hoặc bất cứ thực phẩm nào khác.

Bày trái cây lên mâm ngũ quả khi vỏ còn ướt

Trái cây còn ướt mà được bày trí ngay vào mâm thì những nơi như cuống trái hoặc chỗ tiếp xúc giữ các trái cây với nhau hay chỗ tiếp xúc giữa vỏ trái cây với mâm chưng sẽ dễ bị đọng nước; nhanh chóng gây úng, mốc hỏng...

Trước khi đặt lên mâm chưng thì bạn có thể làm khô ráo phần ngoài trái cây sau khi rửa bằng nhiều cách như: dùng khăn khô sạch (có thể khăn giấy khô, nếu là khăn vải thì phải là khăn mới) hoặc cho trái cây ra rổ lớn để chỗ thoáng gió một lúc là được. Cũng không cần phơi nắng để tránh trái cây héo.

Không bày những quả có gai, mùi hắc vào mâm ngũ quả

Trong mâm ngũ quả thường có 5 loại quả biểu tượng của những mong muốn cho gia đình với các yếu tố cầu may: Phúc (phúc đức) – Lộc (giàu có) – Thọ (tuổi thọ) - Khang (sức khỏe) – Ninh (bình an). Chính vì những yếu tố này mà không phải ngẫu nhiên loại quả nào cũng được chọn bày trên bàn thờ ngày Tết mà chúng phải phù hợp và đạt được những yếu tố mang ý nghĩa như trên như chuối, bưởi, xoài, thanh long, đu đủ.

Tránh bày những loại quả cay, gai nhọn, mùi hắc lên mâm ngũ quả ngày Tết.

Tránh bày những loại quả quả có gai nhọn: mít, sầu riêng, chôm chôm, quả có mùi quá hắc hoặc có vị cay, đắng: sầu riêng, ớt cay, tiêu; quả thuộc hệ rau: cà chua, chua me, thanh trà...quả mọc sát đất, mọc gần nơi ô uế hoặc quả dại

Cách bày mâm ngũ quả 3 miền

Mâm ngũ quả miền Bắc

 

 

Ở miền Bắc, trên mâm ngũ quả thường có 5 loại quả: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Cách trình bày truyền thống thường gặp là nải chuối được đặt ở dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các cây trái khác. Mâm ngũ quả đẹp là mâm ngũ quả có đủ màu sắc rực rỡ. Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi căng mọng hoặc quả phật thủ chin vàng nổi bật. Những quả chin đỏ đặt xung quanh. Những chỗ khuyết đặt xen kẽ quýt vàng, táo màu xanh hoặc những trái ớt đỏ mọng, hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.

Mâm ngũ quả miền Trung

 

 

Nơi khúc ruột miền Trung nghèo khó, đất đai vốn cằn cỗi, ít hoa trái, lại thêm thời gian Tết thường rơi vào mùa đông khắc nghiệt, và cả những hậu quả thiên tai để lại từ trước đó chưa dứt nên cây trái đặc sản địa phương rất hiếm. Người dân quê không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Mặt khác, người miền Trung do chịu sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc - Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… Rất phong phú.

Mâm ngũ quả miền Nam

 

 

Khác với người miền Bắc, người dân Nam Bộ có phần cầu kỳ hơn trong khâu chọn lựa những loại quả sẽ xuất hiện trong mâm ngũ quả cúng gia tiên. Do cách phát âm gần giống với từ “chúi” (thể hiện sự nguy khó) nên chuối là thứ quả không bao giờ xuất hiện. Cũng bởi câu nói: “Quýt làm cam chịu” nên người Nam không bày những trái cam óng ả vui mắt như người Bắc.

Mâm ngũ quả của người miền Nam thường có các loại trái: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (theo câu: “Cầu sung vừa đủ xài”), thêm chân đế là 3 trái thơm (dứa), thể hiện sự vững vàng. Đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam không thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người phương Nam.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả ngày Tết theo truyền thống hồm 5 loại quả tượng trưng cho năm yếu tối ngũ hành là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy được cho là cấu thành nên vũ trụ. Chúng còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên. Ngoài ra, ngũ quả còn được xem như biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài của những người nông dân. Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức của những người dân lao động chắt chiu qua những vụ mùa. Để đến khi xuân sang nắng ấm, lựa dịp tốt lành mà thành kính dâng lên ông bà tổ tiên.

Năm là số quả trong mâm tượng chưng cho sự sống, theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Ngoài ra số 5 là số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi, nảy nở.

Hiện nay do thể hiện tính thẩm mỹ cùng thể hiện lòng hiếu thảo đến ông bà, tổ tiên mà người ta không quá cứng nhắc trong chuyện phải là 5 loại quả nữa nhưng ở miền Bắc người ta vẫn chọn số quả lẻ khi chưng mâm ngũ quả ngày Tết trong khi đó miền Trung và miền Nam thoải mái hơn khi không quan trọng chuyện chọn số quả lẻ hay chẵn mà chủ yếu chọn ý nghĩa của loại quả khi chưng mâm ngũ quả ngày Tết.

Mâm ngũ quả tuy không quá quan trọng chuyện số quả lẻ hay chẵn nhưng vẫn giữ nguyên các quy ước dân gian như: mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì, số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả (chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng quả).

Tùng Anh/giadinh

Có thể bạn quan tâm

Vào mùa làm chậu kiểng ở Gia Lai

Vào mùa làm chậu kiểng ở Gia Lai

(GLO)- Ở TP. Pleiku, các cửa hàng bán hoa, cây cảnh đảm nhiệm luôn việc đúc chậu kiểng. Dù là việc quanh năm, song mỗi dịp Xuân về, các cơ sở làm chậu kiểng tại Phố núi lại trở nên nhộn nhịp hơn bởi phải cung ứng một lượng lớn sản phẩm cho thị trường Tết.