Ia Grai: Hướng đến phát triển bền vững, toàn diện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm 2018, thời tiết diễn biến phức tạp, giá cả các mặt hàng nông sản giảm đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn huyện Ia Grai. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự giám sát của HĐND huyện, sự điều hành của UBND huyện, kinh tế-xã hội huyện vẫn tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả tích cực.
Thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và Nghị quyết của HĐND huyện về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2018, UBND huyện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hiệu quả và thiết thực. Trong năm qua, kinh tế-xã hội của huyện tiếp tục chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất tăng cao so với năm trước, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, quốc phòng-an ninh được giữ vững, tình hình an ninh chính trị ổn định. Tổng giá trị sản xuất năm 2018 đạt hơn 8.168 tỷ đồng, tăng 10,1% so với năm 2017. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 122,9% dự toán tỉnh giao và đạt 114,8% dự toán HĐND huyện đề ra. Thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng, tăng 6 triệu đồng so với năm 2017.
 Một góc trung tâm huyện Ia Grai.  Ảnh: L.N
Một góc trung tâm huyện Ia Grai. Ảnh: L.N
Năm 2018, tổng diện tích gieo trồng toàn huyện đạt hơn 48.977 ha (đạt 130% kế hoạch), sản lượng lương thực đạt 21.348 tấn. Thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện theo hướng nâng cao giá trị sản xuất và phát triển bền vững gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, huyện đã chỉ đạo, vận động người dân đổi mới phương thức sản xuất, sử dụng các loại giống mới, sản xuất theo định hướng, khuyến cáo của cơ quan chuyên môn và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đặc biệt, xác định cà phê là cây trồng chủ lực, huyện tiếp tục thực hiện đề án tái canh cây cà phê trên địa bàn giai đoạn 2015-2020. Trong năm, người dân và các doanh nghiệp đã xuống giống được 678 ha, đạt 127% kế hoạch tỉnh giao. Để giúp người dân tái canh, huyện đã cấp 210.000 cây giống cà phê TRS1. Bên cạnh đó, cơ quan chuyên môn của huyện thường xuyên triển khai công tác phòng-chống dịch bệnh lở mồm long móng, heo tai xanh, cúm gia cầm và bệnh dại trên động vật. Tiêm phòng 13.825 liều vắc xin lở mồm long móng, 11.750 liều vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò, 10.000 liều vắc xin kép heo (tụ huyết trùng, phó thương hàn, dịch tả)... Nhờ đó, tình hình chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm và thủy sản phát triển ổn định, không xảy ra dịch bệnh.
Song song với việc phát triển kinh tế nông nghiệp, các ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cũng tăng trưởng ổn định. Cụ thể, tổng giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng đạt 2.757 tỷ đồng (tăng 10,9% so với năm 2017). Các sản phẩm chủ yếu như xay xát lương thực 21.100 tấn; đá xây dựng 510.000 m3; sản phẩm cơ khí 353 tấn; hàng mộc 495 m3; điện thương phẩm hơn 2,2 tỷ kWh; phân vi sinh 38.600 tấn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 1.994,6 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 18% so với năm 2017. Các sản phẩm bán lẻ gồm: hàng nông sản, xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu... phong phú, đa dạng, cung ứng kịp thời cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, kể cả vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các loại hình dịch vụ phát triển, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phục vụ đời sống và tinh thần của người dân. Hoạt động tài chính, ngân hàng có nhiều tiến bộ, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.
Cà phê là cây trồng chủ lực của huyện Ia Grai.   Ảnh: L.N
Cà phê là cây trồng chủ lực của huyện Ia Grai. Ảnh: L.N
Lĩnh vực văn hóa-xã hội cũng được quan tâm và đạt những kết quả đáng ghi nhận. Cơ sở vật chất trường lớp tiếp tục được đầu tư sửa chữa và xây mới. Hoạt động dạy và học được đảm bảo theo đúng kế hoạch, chất lượng dạy và học được nâng lên. Năm học 2018-2019, toàn huyện có 22 trường đạt chuẩn quốc gia; tổng số học sinh 27.667 em. Đồng thời, triển khai tốt các chương trình tăng cường tiếng Việt cho trẻ Mầm non, học sinh Tiểu học trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được huy động ra lớp đạt 92,9%. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố, mở rộng xuống tận vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, phòng-chống dịch bệnh đạt nhiều kết quả tích cực. Các chương trình y tế quốc gia được triển khai có hiệu quả. Đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống một cách rõ rệt. Tính đến cuối năm 2018, số hộ nghèo còn 1.908 hộ, chiếm 7,24% (giảm 3,26% so với năm 2017).
Chương trình xây dựng nông thôn mới cũng được đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện. Đặc biệt, huyện đã ban hành quy định bộ tiêu chí làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2020. Theo đó, đến cuối năm 2018, toàn huyện có 3 làng đạt chuẩn làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, gồm: làng Jút 2 (xã Ia Dêr), làng Me (xã Ia Hrung), làng Dút 1 (xã Ia Sao). Đến nay, toàn huyện đạt 154 tiêu chí (tăng 33 tiêu chí so với cuối năm 2017), bình quân mỗi xã đạt 12,8 tiêu chí. Cụ thể, xã Ia Sao đạt 17 tiêu chí (đã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016); 3 xã Ia Dêr, Ia Hrung, Ia Yok đạt 19 tiêu chí; Ia Bă đạt 14 tiêu chí; Ia Tô 11 tiêu chí; còn lại 6 xã (Ia Pếch, Ia Chía, Ia O, Ia Krai, Ia Khai, Ia Grăng) đạt 8-10 tiêu chí.
Thác Mơ (xã Ia Khai) là điểm du lịch hấp dẫn ở huyện Ia Grai. Ảnh: L.N
Thác Mơ (xã Ia Khai) là điểm du lịch hấp dẫn ở huyện Ia Grai. Ảnh: L.N

Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2019:

- Tổng giá trị sản xuất đạt hơn 9.083 tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm 2018.

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng.

- Tổng sản lượng lương thực 21.731 tấn, tăng 1,8%.

- Tổng thu ngân sách đạt hơn 58,4 tỷ đồng.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 5,24%.

- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới: 2 xã (tổng cộng đến cuối năm 2019 có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới).

- Duy trì tỷ lệ xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế: 100%.

- Tỷ lệ che phủ của rừng (tính cả cây cao su trồng trên đất lâm nghiệp): 20,1%.

- Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 99,4%.

Có thể nói, kết quả đạt được trong năm 2018 là nền tảng vững chắc để huyện Ia Grai thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu năm 2019. Đây là năm thứ 4 thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh giai đoạn 2016-2020.
 DƯƠNG MAH TIỆP
Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện

Có thể bạn quan tâm

Ayun Pa: Xứng tầm khu kinh tế động lực vùng Đông Nam

Ayun Pa: Xứng tầm khu kinh tế động lực vùng Đông Nam

(GLO)- Phát huy lợi thế là trung tâm vùng kinh tế phía Đông Nam tỉnh, sau hơn 11 năm thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự quyết tâm của chính quyền và sự đồng lòng của người dân, thị xã Ayun Pa đã từng bước khai thác tiềm năng và nội lực, đạt nhiều thành tựu quan trọng.
Kông Chro: Vững vàng trên chặng đường mới

Kông Chro: Vững vàng trên chặng đường mới

(GLO)- Sau 30 năm thành lập, huyện Kông Chro đã có sự phát triển mạnh mẽ, đầy hứa hẹn. Bộ mặt đô thị và nông thôn đang đổi mới từng ngày, đời sống nhân dân các dân tộc trong huyện từng bước được cải thiện và nâng cao.
Đak Pơ: Sức bật từ tam nông

Đak Pơ: Sức bật từ tam nông

(GLO)- Sau 15 năm thành lập, kinh tế-xã hội của huyện Đak Pơ có bước phát triển vượt bậc. Đời sống người dân ngày một cải thiện. Có được kết quả này là nhờ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã tạo động lực giúp vùng đất thuần nông Đak Pơ phát triển mạnh mẽ.
Đất nước của những triệu phú

Đất nước của những triệu phú

(GLO)- Công quốc Monaco nằm ở một eo biển nhỏ phía Nam nước Pháp, bên bờ biển Côte dAzur, nước Pháp bao quanh 3 mặt, mặt còn lại giáp biển Địa Trung Hải. Với diện tích chỉ vỏn vẹn 2,02 km2, Monaco là quốc gia nhỏ thứ 2 thế giới (chỉ sau Vatican), dân số 38.000 người-nằm trong top 10 quốc gia có dân số ít nhất thế giới. Tuy nhỏ về diện tích và ít về dân số nhưng quốc gia này có đến 1/3 dân số là triệu phú và rất nhiều tỷ phú, không có người nghèo, được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia có tỷ lệ triệu phú cao nhất thế giới. Do vậy, Monaco được mệnh danh là đất nước của những triệu phú đô la.
Nghi lễ cúng đình ở Tây Sơn Thượng đạo

Nghi lễ cúng đình ở Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Trải qua bao biến cố lịch sử, hơn 300 năm qua, những người con vùng đất An Khê vẫn gìn giữ nghi lễ cúng đình truyền thống. Hầu hết các đình làng, miếu, am, dinh trên địa bàn thị xã đều có ban nghi lễ lo việc hương khói, cúng kính. Đây là nét văn hóa đặc sắc thể hiện đời sống tín ngưỡng của người Việt vùng An Khê, được bảo tồn từ bao đời nay.
Những ngày ở Nhật

Những ngày ở Nhật

(GLO)- Trong tâm thức của người Việt hàng thế kỷ nay, Nhật là dân tộc có nhiều điều đáng học. Tư tưởng duy tân từ cụ Phan Chu Trinh và kế tiếp là phong trào Đông Du của Phan Bội Châu in đậm sử sách, ăn sâu tư duy thế hệ chúng tôi. Vì vậy, được đến nước Nhật, tận thấy cuộc sống của người Nhật từ lâu là ước muốn của nhiều người.
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang: Tăng cường đi cơ sở để giúp dân

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang: Tăng cường đi cơ sở để giúp dân

(GLO)- Năm qua, đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã liên tục đi kiểm tra, thị sát cơ sở, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình, giúp cấp ủy, chính quyền cơ sở kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ. Qua đó đã tăng cường sức mạnh đoàn kết, đẩy nhanh phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ.
Xuân về trên núi

Xuân về trên núi

(GLO)- Ở xứ cao nguyên này, mưa thì dằng dặc, triền miên, nắng thì hoang hoải, kiệt cùng. Những khoảnh khắc xuân-hạ-thu-đông dường như chỉ đỏng đảnh ghé qua chớp nhoáng trong một thời khắc nào đó, mà nếu hững hờ, sẽ khó lòng mà nhận ra.
Thưởng trà và sống chậm

Thưởng trà và sống chậm

(GLO)- Yêu thích nghệ thuật trà đạo và triết lý Phật giáo, anh Võ Thanh Hưng đã quyết tâm xây dựng một không gian thưởng thức trà đúng chất xưa. Nét xưa ấy thể hiện ngay từ cái tên Hồn Gỗ của quán cho đến cách mà anh ngồi đối ẩm cùng những người trót mê đắm hậu vị ngọt mát của các loại trà Việt.
Nhiều dấu ấn trong thu hút đầu tư

Nhiều dấu ấn trong thu hút đầu tư

(GLO)- Năm 2018, Gia Lai tiếp tục là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Minh chứng là qua 2 lần tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư với TP. Hồ Chí Minh, kết quả đạt được đều rất khả quan với nhiều dự án đã được phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư.