Hoa Tết rộn ràng vào mùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vào những ngày cuối năm, các chủ nhà vườn trồng hoa và cây cảnh ở những làng hoa nổi tiếng tại Phú Yên đang tất bật phục vụ nhu cầu Tết.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Yên, tỉnh này có khoảng 300 ha đất chuyên trồng hoa và cây cảnh. Nhiều hộ gia đình đã đầu tư gần cả ngàn chậu mai, cúc, quất… Hiện hoa mai 10 năm tuổi có giá bán trên 2 triệu đồng/chậu; quất lớn 300.000 đồng/chậu, cúc đại đóa từ 140.000 -300.000 đồng/chậu tại vườn.

 

 

Ông Nguyễn Văn Công ở thôn Liên Trì 2, xã Bình Kiến (TP. Tuy Hòa) trồng được 70 chậu quất cho trái xum xuê nặng trĩu cành, đang chuyển sang màu vàng chín và 60 chậu mai mới vừa ra nụ đã được các thương lái đặt mua. “Thương lái đến các vườn hoa ở đây thu gom, xuất bán ra các tỉnh lân cận như Khánh Hòa, Gia Lai, Đak Lak, Bình Thuận, Vũng Tàu… Họ đã đặt tiền cọc cách đây 1 tháng. Tui phải cố chăm sao cho hoa ra đúng Tết, đẹp để đảm bảo cho khách hàng. Mình phải toàn tâm vì đây là uy tín của nhà vườn”, ông Công nói.
 

Còn bà Nguyễn Thị Lạnh trồng được 500 chậu quất, 300 chậu mai, hiện các thương lái đã đặt cọc tiền mua gần hết. Bà Lạnh tâm sự: “So với các nhà vườn khác, năm nay vườn cúc, quất nhà tôi cho hoa, trái khá sai và đẹp, hy vọng sẽ nở, chín rộ đúng vào dịp Tết”.
 

Người dân đang chăm sóc những chậu cúc để kịp Tết.
Người dân đang chăm sóc những chậu cúc để kịp Tết.

Trong khi đó, anh Nguyễn Thành Hùng trồng gần 1.000 chậu cúc đại đóa. “Trồng hoa cúc cũng không dễ nhưng chẳng khó. Khâu chăm sóc rất quan trọng. Muốn cây cúc cao hay thấp thì do mình quyết định. Nếu tạo những chậu cúc cao thì đòi hỏi thời gian chong đèn điện càng dài”. Anh Hùng cho biết thêm, việc sinh trưởng của cây cúc phụ thuộc vào đèn điện rất nhiều. “Muốn chậu cúc vun đầy, tròn đẹp thì ánh sáng rất quan trọng. Đèn phải chong làm sao cho tỏa đều các hướng. Trời mưa thì cũng phải chong đèn liên tục để cho cây cúc tăng trưởng liên tục, không có thời gian ngủ”, anh Hùng bộc bạch.
 

Quất đã chín rộ, chờ ngày tư thương đến chở.
Quất đã chín rộ, chờ ngày tư thương đến chở.

Và cũng phải mất hơn 5 tháng, người nông dân mới có được những chậu cúc ưng ý. “Mình muốn cho cúc ra hoa lúc nào là tùy. Chỉ cần thôi chong đèn chừng 20 ngày thì cúc ra nụ nên hoa cúc ra sớm hay muộn là mình quyết định. Khó ở đây là làm sao cho cúc không bị xuống lá chân. Một chậu hoa đẹp là phải đầy đủ lá chân, lá xanh mượt, nhiều cành và hoa lớn. Những cành nào thấy không cần thiết thì tỉa để dưỡng cho hoa”.
 

Theo ông Hùng, mỗi chậu hoa cúc lãi chừng 100.000 đồng nhưng phải mất hơn 5 tháng chăm sóc ròng rã. “Trời gió thì che chắn. Ánh sáng thì luôn phải đủ và đều nên nhà vườn nào mà lơ là thì lỗ nặng”, ông Hùng nói.
 

Để giữ cúc đẹp, người dân phải liên tục tưới nước.
Để giữ cúc đẹp, người dân phải liên tục tưới nước.

Hiện nay, các vườn cúc đang vào thời kỳ ra hoa. Đây là khâu quan trọng để hoa to, khỏe và đẹp nên nhiều nhà vườn đang tất bật tỉa hoa mép (các hoa phụ nằm xung quanh hoa cái). Ông Hùng tiết lộ: “Phải tỉa hoa mép vì nếu để thì hoa cái không đủ dưỡng chất nên hoa sẽ nhỏ. Công việc này đòi hỏi rất tỉ mỉ, cẩn thận chứ nếu không thì vô tình làm gãy hoa cái. Ngoài ra, chúng tôi phải cắt tỉa cành nhánh để cho chậu hoa xum xuê, tròn đẹp”.

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Chiều 26/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng đông đảo kiều bào về dự chương trình Xuân quê hương 2019, đã thực hiện nghi thức thả cá chép tại Hồ Gươm, theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhân dịp Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp hàng năm), cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Hoài niệm Tết

Hoài niệm Tết

(GLO)- Thế là tôi đã có gần 40 cái Tết với Pleiku rồi. Không biết như thế là dài hay ngắn nhỉ? Dài ngắn chả biết nhưng đã có đến 3 thế hệ nhà tôi ăn Tết ở đây. Thế hệ đầu tiên là tôi, tất nhiên. Ăn 3 cái Tết cô đơn ở Pleiku thì… lấy vợ.
Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Đối với người Việt, Tết cổ truyền không chỉ là thời khắc được quay quần bên gia đình, người thân, bạn bè mà còn là nét văn hóa truyền thống đã có từ hàng ngàn năm nay. Dù cuộc sống có bộn bề, thiếu thốn thì mỗi gia đình người Việt Nam đều cố gắng chuẩn bị một cái Tết thật vui vẻ, tươm tất nhất có thể.
Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

(GLO)- Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2018. Năm nay, dù kinh tế còn khó khăn nhưng người dân trên địa bàn tỉnh vẫn cố gắng chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đủ đầy, ấm áp.
Áo dài xuống phố

Áo dài xuống phố

Vài năm gần đây, xu hướng người trẻ mặc áo dài tại các sự kiện như lễ, tết, sinh nhật… trở nên phổ biến.
Tết gần kề, ký ức ùa về

Tết gần kề, ký ức ùa về

Fountain Valley, nơi tôi định cư trong những năm qua, mỗi khi Tết đến là những ký ức lại hiện về.Ba cái Tết rồi xa nhà, nhịp sống những ngày đầu năm mới âm lịch dường như