Nhạc sĩ Quốc Trung lần đầu chia sẻ về quá khứ từng làm "ca sĩ"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tham gia trong chương trình “Thanh xuân tươi đẹp” tháng 4, nhạc sĩ Quốc Trung đã mang đến nhiều câu chuyện xúc động cũng như bật mí chi tiết thú vị về quá khứ từng làm ca sĩ.  

Nhạc sĩ Quốc Trung lần đầu tiên tiết lộ quá khứ làm
Nhạc sĩ Quốc Trung lần đầu tiên tiết lộ quá khứ làm "ca sĩ" bất đắc dĩ của mình. Ảnh: VTV
Với chủ đề “Vì cuộc đời là những chuyến đi”, chương trình “Thanh xuân tươi đẹp” tháng 4 sẽ gửi đến khán giả những câu chuyện xoay quanh các kỷ vật, ký ức gợi nhớ về hành trình đặc biệt gắn với khách mời như chuyến đi du học, bước chân vào đại học mở ra chân trời mới, chuyến đi tới những nơi hoa lệ bậc nhất thế giới nhưng cũng đầy sự cô đơn hay hành trình đi để trở về của người “muốn kể câu chuyện của người Việt”.

Nhạc sĩ Quốc Trung ngồi trên ghế hồi đáp của chương trình
Nhạc sĩ Quốc Trung ngồi trên ghế hồi đáp của chương trình "Thanh xuân tươi đẹp". Ảnh: VTV
Xuất hiện trong chương trình trên chiếc ghế hồi đáp, nhạc sĩ Quốc Trung đầy dí dỏm khi chia sẻ về một thời đi học tại Bulgaria. Khi ấy, anh chơi nhạc cùng nhạc sĩ Trần Lực trong các sự kiện, đám cưới và còn đảm nhận vai trò làm “ca sĩ” bất đắc dĩ. Khán giả vô cùng thích thú khi được thấy hình ảnh trẻ măng, tóc dài của nhiều chục năm trước của nhạc sĩ Quốc Trung.
Cũng ở trong “Thanh xuân tươi đẹp”, khách mời đạo diễn Trần Lực đầy hài hước khi nhớ về câu chuyện lần đầu đi du học Bulgaria. Anh bảo, “Ở Việt Nam có con gà là giàu có lắm nhưng sang bên Tây gà ê hề, anh em lao vào xách mỗi người một con cùng 20 quả trứng, luộc lên ăn hết trong một lần, sau đó cả một năm sợ ăn thịt gà”.

Đạo diễn Trần Lực đầy hài hước khi nhớ về câu chuyện lần đầu đi du học Bulgaria. Ảnh: VTV
Đạo diễn Trần Lực đầy hài hước khi nhớ về câu chuyện lần đầu đi du học Bulgaria. Ảnh: VTV
Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh kể câu chuyện được nghe ca khúc “Quê nhà” của nhạc sĩ Trần Tiến khi đang lái xe. Lúc đó, sống ở Mỹ một năm rưỡi, anh đã khóc trong xe, cảm thấy yêu tiếng hát, tiếng nói của đất nước mình. Phan Gia Nhật Linh đã quyết định trở về Việt Nam để “kể những câu chuyện về người Việt” qua những bộ phim.
Trong chương trình, ca sĩ Khánh Linh hát ca khúc Cô Tấm ngày nay của cố nhạc sĩ Ngọc Châu mang đến nhiều cảm xúc, gợi nhớ về những chuyến đi “ra tỉnh” của các gia đình đưa con đi thi và nhập học Đại học với chiếc “thùng tôn”.

Chương trình “Thanh xuân tươi đẹp” tháng 4 có sự hội ngộ của các nghệ sĩ. Ảnh: VTV
Chương trình “Thanh xuân tươi đẹp” tháng 4 có sự hội ngộ của các nghệ sĩ. Ảnh: VTV
Bên cạnh những câu chuyện của khách mời, chùm ca khúc của gắn liền với chủ đề của chương trình như “Cuộc đời là những chuyến đi”, “Cô Tấm ngày nay”, “Đời là đi”, “Tre xanh ru”, “Đi để trở về” hay “Những chuyến đi dài”... qua các giọng ca của Tạ Quang Thắng, Dalab, Phạm Thu Hà, Hiền Mai và ban nhạc Bức tường... hứa hẹn sẽ đưa khán giả trở lại mạch cảm xúc của ký ức tươi đẹp về những chuyến đi trong cuộc đời và trân trọng hơn mỗi hành trình được trải nghiệm, được khám phá như thế.
Với sự kết hợp hài hoà cả về nội dung, hình ảnh và âm nhạc, chương trình “Thanh xuân tươi đẹp” sẽ phát sóng vào 20h10 ngày 2.4 trên kênh VTV1.
Theo Thanh Hương (LĐO)

https://laodong.vn/van-hoa/nhac-si-quoc-trung-lan-dau-chia-se-ve-qua-khu-tung-lam-ca-si-1029826.ldo

Có thể bạn quan tâm

Nghệ sĩ Vân Dung không diễn hài

Nghệ sĩ Vân Dung không diễn hài

Không được diễn hài đã là điều mới mẻ, Vân Dung còn lần đầu được trải nghiệm cảm giác bị đánh khi vào vai bà mẹ ghê gớm, bất chấp mọi thủ đoạn để có tiền trong phim giờ vàng “Người một nhà”.
Cuộc đua nhạc Việt: Bất ngờ lớn nhất không đến từ Sơn Tùng M-TP, Bích Phương

Cuộc đua nhạc Việt: Bất ngờ lớn nhất không đến từ Sơn Tùng M-TP, Bích Phương

Liên tục có những sản phẩm âm nhạc mới vào ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, cục diện âm nhạc Việt đều đạt những chỉ số khá tích cực, tuy nhiên chưa có sản phẩm nào quá bùng nổ. Sơn Tùng M-TP tạo khoảng cách lớn về chỉ số truyền thông, nhưng chưa phải là người tạo bất ngờ nhất. 
Phim rạp ngày ấy

Phim rạp ngày ấy

(GLO)- Những ngày qua, phim “Mai”, rồi tiếp theo là “Đào, phở và piano” khiến nhiều người “ăn không ngon, ngủ không yên”, nếu chưa xem thì cảm thấy thiêu thiếu chất gì đấy… Những điều ấy làm tôi nhớ lại chuyện xem phim ở Gia Lai-Kon Tum trong những năm đầu sau giải phóng.