Ma túy len lỏi xâm nhập vùng dân tộc thiểu số tại Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian gần đây, tệ nạn ma túy có chiều hướng gia tăng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), gây ảnh hưởng đến đời sống nhiều gia đình và làm phức tạp tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Trước thực tế đó, lực lượng Công an các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp, quyết tâm ngăn chặn tệ nạn này.
Thanh niên dễ bị lôi kéo, dụ dỗ
Theo thống kê của Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh Gia Lai, chỉ tính riêng từ đầu năm 2019 đến nay đã có 38 lượt học viên người DTTS được đưa vào đây cai nghiện. Hầu hết trong số này đều rất trẻ. Đây là con số đáng báo động bởi trong năm 2018, chỉ có chưa đầy 20 trường hợp người DTTS vào cơ sở này cai nghiện. Đặc biệt, các học viên đều nhận thức kém về tác hại của ma túy, dẫn đến bị lôi kéo, rủ rê sử dụng rồi rơi vào cảnh nghiện ngập.
K.T. (SN 2001, trú tại làng Blang 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) là một trong những học viên trẻ nhất tại Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh. Chỉ học hết tiểu học rồi ở nhà, T. dần nhiễm thói ăn chơi đua đòi. Lớn lên một chút, T. bắt đầu theo đám thanh niên lao vào những cuộc nhậu nhẹt rồi dính ma túy đá. “Hôm ấy, bọn em đều say cả. Có một anh trong làng nói “chơi” cái này sướng lắm, lạ lắm nên ai cũng muốn thử. “Chơi” một vài lần rồi bắt đầu thèm, cứ nhậu vào là lại tập trung đi tìm ma túy đá về sử dụng. Lúc ấy, em cũng chỉ nghĩ cứ phê là được chứ không biết tác hại của nó”-T. ngây ngô nói.
  Công an huyện Chư Pah đấu tranh với 2 đối tượng A Tí và Rơ Châm Nghin. Ảnh: Văn Ngọc
Công an huyện Chư Pah đấu tranh với 2 đối tượng A Tí và Rơ Châm Nghin. Ảnh: Văn Ngọc
T. thừa nhận, để có tiền mua ma túy, em đã phải nhiều lần trộm cắp vặt. Được cha mẹ mua cho chiếc xe máy Honda Winner, T. cũng nhiều lần đem cầm cố để lấy tiền mua ma túy. Gia cảnh khó khăn nhưng cha mẹ T. cũng cắn răng mang tiền đến tiệm cầm đồ để chuộc xe về cho con. Anh trai của T. cho biết: “Trước đây, nó to khỏe lắm, hay giúp cha mẹ làm rẫy. Nhưng từ ngày dính vào ma túy, nó gầy guộc, thức chơi cả đêm rồi hôm sau ngủ từ sáng tới chiều, có đi làm được gì đâu. Cha mẹ và mình cũng nói rất nhiều nhưng nó “chơi” ma túy xong thì ngang lắm, không nghe lời. Hễ la mắng là nó lại bỏ đi, không chịu về nhà. Nay nó đi cai nghiện thì lại mập lên, cũng thấy ngoan, biết thương cha mẹ rồi”.
Cùng cảnh ngộ với K.T., S.T. (SN 1995, trú tại làng Bloi, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Pah) cũng tìm đến ma túy sau cuộc nhậu say khướt cùng chúng bạn. Đã có con nhưng S.T. không chí thú làm ăn mà bỏ bê công việc để lao vào cơn say của ma túy đá. Để rồi một ngày, S.T. bị lực lượng Công an bắt giữ, lập hồ sơ đưa đi cai nghiện bắt buộc. “Giờ vào đây, mình nhớ vợ, nhớ con nhiều lắm. Vào đây, mới thấy ma túy đáng sợ thế nào, nhiều người ngáo đá kinh khủng lắm, như bị điên dại. Trước mình không “chơi” là thèm, cứ đi theo nó, nay cai được rồi thấy người khỏe và thoải mái hẳn. Sau này về làng, mình quyết tâm xa rời ma túy để chăm lo làm ăn nuôi vợ, nuôi con”-S.T. giãi bày.
Theo Trung tá Phạm Chính Nghĩa-Phó Trưởng Công an huyện Ia Grai, trong năm 2019, trên địa bàn nảy sinh tình trạng người DTTS sử dụng ma túy, đặc biệt là ma túy đá. Đây là loại ma túy gây ảnh hưởng nặng nề đến hệ thần kinh của người sử dụng. Trong một môi trường có tính cộng đồng cao, lại nhận thức chưa thực sự đầy đủ về tác hại của ma túy thì tình trạng này ngày càng lan rộng, diễn biến phức tạp. Các thanh niên người DTTS dễ dàng bị lôi kéo, dụ dỗ sử dụng ma túy đá bởi loại này sử dụng khá dễ dàng. Từ việc sử dụng, manh nha đã xuất hiện các đối tượng mua ma túy về vừa “chơi”, vừa bán cho các con nghiện tại địa phương để kiếm lời. 
Quyết tâm triệt phá tận gốc
Trước tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy diễn biến phức tạp trên địa bàn, Công an huyện Ia Grai đã tập trung lực lượng để đấu tranh triệt phá, ngăn chặn. Qua theo dõi, Công an huyện phát hiện đối tượng Ksor Juih (SN 1997, trú tại làng Breng 1, xã Ia Dêr) và Puih Nguên (SN 2000, trú tại làng Brel, xã Ia Dêr) là đầu mối cung cấp ma túy cho các con nghiện trong khu vực. Chúng chọn căn nhà của Juih làm địa điểm vừa bán, vừa tập trung sử dụng ma túy. Sáng 5-11, các trinh sát của Công an huyện đã ập vào bắt quả tang khi 2 đối tượng này đang bán ma túy cho R.L.H. (trú cùng xã), thu giữ tang vật là 4 gói ma túy đá.
Trước đó, vào cuối tháng 5-2019, Công an huyện Ia Grai đã bắt quả tang 5 đối tượng (3 nam, 2 nữ) đang sử dụng ma túy tại một nhà trọ ở làng Dọch Ia Krót, xã Ia Krai. Trong số này có 4 đối tượng là người DTTS trú tại xã Ia Dêr. Đáng nói là 2 đối tượng nữ sử dụng ma túy đều ở độ tuổi vị thành niên. “Xét thấy tính phức tạp của việc thanh niên người DTTS sử dụng ma túy trên địa bàn, Công an huyện đã chú trọng công tác trinh sát nắm tình hình. Khi phát hiện các đối tượng có hành vi phạm tội liên quan đến ma túy, đơn vị sẽ triệt phá, ngăn chặn tệ nạn ma túy thâm nhập vào cộng đồng người DTTS. Thời gian tới, đơn vị cũng sẽ phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan, đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về tác hại của ma túy tại các địa bàn trọng điểm”-Phó Trưởng Công an huyện Ia Grai nhấn mạnh.         
Tại Chư Pah, tháng 6-2019, Đội Cảnh sát Hình sự (Công an huyện) đã phát hiện đối tượng A Tí (SN 1998, trú tại xã Ia Chim, TP. Kon Tum) thường xuyên lui tới khu vực xã Ia Phí. Nhận thấy đối tượng này có nhiều biểu hiện nghi vấn, các trinh sát đã bí mật theo dõi. Đến khoảng 23 giờ 30 phút ngày 13-6, tại nhà của Rơ Châm Nghin (SN 1985, ở làng Jút, xã Ia Phí), Công an huyện đã bắt quả tang A Tí và Nghin cùng Rơ Châm Sun (SN 1997), Rơ Châm Chân (SN 1995), Bùi Văn Bắc (SN 1991, đều trú tại làng Jút, xã Ia Phí), Rơ Châm Khương (SN 1996, trú tại làng Phung, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah) đang chuẩn bị các dụng cụ để sử dụng ma túy đá. Tại hiện trường, cơ quan Công an huyện phát hiện và thu giữ 2 gói ni lông bên trong chứa tinh thể màu trắng. Các đối tượng khai nhận đó là ma túy đá mà A Tí đem từ Kon Tum đến nhà Nghin để sử dụng. Qua kiểm tra nhanh, tất cả các đối tượng này đều dương tính với ma túy.
Thiếu tá Dương Văn Tiến-Đội trưởng Đội Cảnh sát Hình sự Công an huyện Chư Pah-cho hay: Ở một số địa bàn giáp ranh với tỉnh Kon Tum đã phát sinh tình trạng ma túy len lỏi vào cộng đồng người DTTS. Công an huyện đang triển khai nhiều biện pháp mạnh tay để đấu tranh với loại tội phạm, tệ nạn này, đặc biệt chú trọng đến việc lập hồ sơ cho các đối tượng đi cai nghiện bắt buộc.
LÊ GIA

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 11-1, đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Nguyễn Doãn Anh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

(GLO)- Chiều 9-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung (Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 6-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gia đình Anh hùng Núp và 11 gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, chính sách, có công với cách mạng ở 2 huyện Kbang, Đak Pơ.
Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 28-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại huyện Chư Pưh. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

(GLO)- Chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn“ do BHXH Việt Nam phát động ngày 23-11 vừa qua đã nhận được sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Từ đây, nhiều người dân khó khăn đã nhận được món quà ý nghĩa nhân dịp Tết đến xuân về.
Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

(GLO)- “Giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững ở tỉnh Gia Lai“ là chủ đề của hội thảo khoa học do Tỉnh ủy tổ chức ngày 23-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa và Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Ngô Khắc Ngọc, hội thảo đã tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới.
TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Sáng 22-12, ông Đỗ Việt Hưng-Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku chủ trì Hội nghị trực tuyến đến 22 điểm cầu tại các xã, phường nhằm kịp thời triển khai các Nghị quyết kỳ họp thứ tám, HĐND thành phố khóa XII và giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra ngày 20-12, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt, tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thông qua 22 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.