Thu thập thông tin kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số tại Gia Lai: Cơ sở hoạch định chính sách phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cùng với cả nước, từ 7 giờ sáng 1-10, tất cả 17 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Gia Lai đã đồng loạt tiến hành điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số. Đây là cuộc điều tra quy mô lớn với 21.030 hộ chọn mẫu điều tra được chia làm 650 địa bàn, với sự tham gia của 357 điều tra viên.
Lúng túng ban đầu
Chúng tôi theo chân cán bộ Cục Thống kê tỉnh, huyện Đak Đoa cùng các điều tra viên thực hiện việc điều tra thu thập thông tin tại thị trấn Đak Đoa. Mỗi điều tra viên được cài đặt hệ thống phần mềm trên điện thoại thông minh, máy tính bảng để đến từng hộ gia đình được chọn mẫu trên địa bàn phỏng vấn, thu thập thông tin. Dù đã được tập huấn về quy trình, phương pháp dựa vào 95 câu hỏi trên phiếu điện tử, các điều tra viên vẫn không tránh khỏi lúng túng ban đầu khi áp dụng vào thực tế.
Theo quan sát của chúng tôi, khi thu thập thông tin nhận diện nhanh về hộ gia đình thì điều tra viên thực hiện khá nhanh, còn khi chuyển sang những câu hỏi liên quan đến trình độ học vấn, đánh giá thực trạng kinh tế gia đình, việc làm, nhu cầu vay vốn, các trang-thiết bị phục vụ sinh hoạt, giữ gìn phong tục văn hóa của dân tộc thì sự lúng túng thể hiện rõ. Chẳng hạn, với một số chỉ tiêu ước tính thu nhập của hộ, điều tra viên phải rà đi xét lại nhiều lần mới nhấn nút “có” hoặc “không”. 
 Cán bộ Cục Thống kê tỉnh và huyện Đak Đoa cùng điều tra viên thu thập thông tin tại các hộ chọn mẫu. Ảnh: Y.D
Cán bộ Cục Thống kê tỉnh và huyện Đak Đoa cùng điều tra viên thu thập thông tin tại các hộ chọn mẫu. Ảnh: Y.D
Chị Hoanh-Chi hội trưởng chi hội Phụ nữ, điều tra viên thôn Piơm (thị trấn Đak Đoa) chia sẻ: “Trước khi điều tra thu thập thông tin thực trạng kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số, chúng tôi được tập huấn kỹ quy trình trả lời bộ 95 câu hỏi. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi chúng tôi thấy lúng túng như câu hỏi liên quan đến trình độ học vấn. Người dân tộc thiểu số có người biết đọc nhưng lại không biết viết chữ phổ thông, chữ của dân tộc mình, trong khi câu trả lời chỉ là “có” hoặc “không”. Vì thế, chúng tôi thường hỏi kỹ mới quyết định đánh dấu. Hay xác định cụ thể diện tích đất sản xuất, nhiều người chỉ nói là nhà có vài đám đất trồng lúa, trồng cây lâu năm, chứ không biết chính xác là bao nhiêu mét vuông”. 
“Không ai bị bỏ lại phía sau”
Để công tác điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế-xã hội đạt kết quả cao, bên cạnh tinh thần trách nhiệm của các điều tra viên, điều quan trọng là sự hợp tác của người dân trong việc cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin trong bộ câu hỏi. Bởi lẽ, cuộc điều tra này là cơ sở để phục vụ việc hoạch định chính sách phát triển cho các vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025 trên tinh thần “Không ai bị bỏ lại phía sau”.
Ông Nguyễn Văn Thông-Phó Chi cục trưởng Chi cục Thống kê huyện Đak Đoa-cho biết: “Chúng tôi xác định việc điều tra thu thập thông tin sẽ gặp một số khó khăn nhất định do bà con dân tộc thiểu số thường đi làm rẫy từ sáng sớm. Giải pháp của chúng tôi là điều tra viên kết hợp với trưởng thôn, bí thư chi bộ, cán bộ hội, đoàn thể nhắc nhở người dân. Trong trường hợp người dân vắng nhà, các điều tra viên sẽ chủ động đi điều tra vào buổi tối để kịp tiến độ”.
Trao đổi với P.V, ông Phạm Văn Đoan-Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh-cho biết: “Cuộc điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số được thực hiện từ ngày 1 đến 30-10-2019. Để cuộc điều tra thành công, ngoài sự đóng góp của các điều tra viên, tổ trưởng, giám sát viên thì rất cần sự phối hợp của Ban Dân tộc tỉnh, huyện để công tác kiểm tra, giám sát, thu thập thông tin tránh các lỗi sai sót hệ thống. Theo kế hoạch, kết quả cuộc điều tra sẽ được Cục Thống kê tỉnh và Ban Dân tộc tỉnh công bố vào đầu năm 2020”.
 YẾN DUNG

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 11-1, đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Nguyễn Doãn Anh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

(GLO)- Chiều 9-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung (Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 6-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gia đình Anh hùng Núp và 11 gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, chính sách, có công với cách mạng ở 2 huyện Kbang, Đak Pơ.
Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 28-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại huyện Chư Pưh. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

(GLO)- Chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn“ do BHXH Việt Nam phát động ngày 23-11 vừa qua đã nhận được sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Từ đây, nhiều người dân khó khăn đã nhận được món quà ý nghĩa nhân dịp Tết đến xuân về.
Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

(GLO)- “Giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững ở tỉnh Gia Lai“ là chủ đề của hội thảo khoa học do Tỉnh ủy tổ chức ngày 23-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa và Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Ngô Khắc Ngọc, hội thảo đã tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới.
TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Sáng 22-12, ông Đỗ Việt Hưng-Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku chủ trì Hội nghị trực tuyến đến 22 điểm cầu tại các xã, phường nhằm kịp thời triển khai các Nghị quyết kỳ họp thứ tám, HĐND thành phố khóa XII và giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra ngày 20-12, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt, tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thông qua 22 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.