Câu chuyện giáo dục: Ngành Sư phạm đang bị "thất sủng"!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong những chặng đường canh tân đất nước, người hoạch định chính sách bao giờ cũng lấy giáo dục làm quốc sách hàng đầu. Điều đó cũng dễ hiểu. Bởi vì, con người và tri thức là nhân tố quan trọng bậc nhất để thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, đưa đất nước bước vào giai đoạn thịnh vượng.

Do vậy, giáo dục-đào tạo phải là lĩnh vực tiên phong để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu của mỗi giai đoạn phát triển. Hiện nay, cả nước đang dồn công sức cho một đợt cải cách giáo dục mới với chương trình tổng thể được cho là tiên tiến nhất. Vì thế, chúng ta đang cần một đội ngũ giáo viên đủ tâm, đủ tầm để gánh vác trách nhiệm nặng nề sắp đến. Ngành Sư phạm được xem là “chiếc máy cái” để tạo ra những người thầy có đủ phẩm chất và năng lực đưa sự nghiệp giáo dục phát triển. Nếu vì lý do nào đó, ngành “công nghiệp nặng” này cho ra những sản phẩm bị lỗi thì bao tâm huyết dồn vào cải cách giáo dục cũng chỉ là hô hào theo kiểu phong trào để rồi mọi cái vẫn về nguyên vị trí cũ, thậm chí còn tệ hại hơn khi chưa cải cách. Điều đó đã được chứng minh qua những lần đổi mới trước đây.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhiều năm qua, việc tuyển sinh vào các khoa, trường sư phạm đã có bước thụt lùi đáng kể; một số trường sư phạm ở địa phương đã phải đóng cửa hoặc chuyển sang hình thức đào tạo đa ngành, trong đó ngành Sư phạm chỉ là thứ yếu. Sau khi ra trường, số đông sinh viên sư phạm bị thất nghiệp hay chuyển sang làm những ngành nghề không thuộc lĩnh vực được đào tạo. Một số địa phương khi “chỉnh đốn” đội ngũ đã phát hiện dôi dư hàng trăm giáo viên các cấp rồi vội vàng sắp xếp lại theo kiểu “giật gấu vá vai” khiến cho giới giáo chức hoang mang và cảm thấy không yên tâm công tác. Rõ ràng từ việc đào tạo đến phân công, bố trí giáo viên ở các cấp đang có vấn đề bất cập mà những nhà quản lý giáo dục chưa nhận thức đúng cái lỗ hổng mang tính chất yếu huyệt của sự nghiệp giáo dục lâu nay.

Trong mùa tuyển sinh năm nay, các trường sư phạm lại một lần nữa “mất mùa”. Những trường đại học sư phạm lớn, nổi danh xưa nay, như Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh hiện đang phải xét tuyển những thí sinh “chuột chạy cùng sào” vào một số ngành chỉ vừa đủ điểm sàn trở lên (15,5 điểm). Hầu hết thí sinh khá, giỏi, học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế đều nhắm vào những ngành nghề hot như: Y-Dược, Bách khoa, Công an, Quân đội... Thử hỏi đầu vào như vậy thì liệu đầu ra chúng ta có được một đội ngũ nhà giáo tương lai đúng như mong muốn không? Tất nhiên câu trả lời đã quá rõ ràng.

Để đi tìm giải pháp cho vấn đề này, thiết nghĩ Bộ Giáo dục-Đào tạo trước hết cần đổi mới triệt để công tác quản lý, tuyển sinh, đào tạo ở các trường sư phạm trên cả nước.
Cần quy hoạch lại và chỉ duy trì một số trường đại học sư phạm cấp quốc gia ở các khu vực trọng  điểm, chấm dứt việc đào tạo sư phạm ở các địa phương. Bộ chủ quản hàng năm trên cơ sở tổng hợp nhu cầu phát triển của từng địa phương để phân chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường sư phạm, giám sát cả đầu vào và  đầu ra, đồng thời kết hợp với các ngành liên quan để phân bổ số sinh viên tốt nghiệp theo yêu cầu của các tỉnh, thành phố một cách minh bạch, công bằng. Có những chính sách thiết thực để thu hút người giỏi, có năng khiếu vào các trường sư phạm và đảm bảo sau khi ra trường, sinh viên phải có việc làm đúng ngành nghề đào tạo. Cách thức quản lý tập trung vào một ngành chủ quản này không mới vì chúng ta đã từng thực hiện rất bài bản từ sau ngày thống nhất đất nước (1975). Và hiện tại, các trường chuyên ngành Công an, Quân đội đang áp dụng hình thức đào tạo này rất hiệu quả.

Bùi Quang Vinh

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 11-1, đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Nguyễn Doãn Anh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

(GLO)- Chiều 9-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung (Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 6-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gia đình Anh hùng Núp và 11 gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, chính sách, có công với cách mạng ở 2 huyện Kbang, Đak Pơ.
Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 28-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại huyện Chư Pưh. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

(GLO)- Chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn“ do BHXH Việt Nam phát động ngày 23-11 vừa qua đã nhận được sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Từ đây, nhiều người dân khó khăn đã nhận được món quà ý nghĩa nhân dịp Tết đến xuân về.
Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

(GLO)- “Giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững ở tỉnh Gia Lai“ là chủ đề của hội thảo khoa học do Tỉnh ủy tổ chức ngày 23-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa và Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Ngô Khắc Ngọc, hội thảo đã tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới.
TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Sáng 22-12, ông Đỗ Việt Hưng-Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku chủ trì Hội nghị trực tuyến đến 22 điểm cầu tại các xã, phường nhằm kịp thời triển khai các Nghị quyết kỳ họp thứ tám, HĐND thành phố khóa XII và giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra ngày 20-12, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt, tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thông qua 22 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.