Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai: Địa chỉ "đỏ" của bệnh nhân bị đục thủy tinh thể

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở nước ta. Nhiều năm trở lại đây, với việc làm chủ kỹ thuật mổ mắt Phaco hiện đại, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai đã trở thành địa chỉ tin cậy của các bệnh nhân đục thủy tinh thể.
Những điều cần biết về đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể (cườm đá, cườm khô) là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Thủy tinh thể là một dạng thấu kính trong suốt, hai mặt lồi. Thủy tinh thể là thành phần quan trọng giúp cho ánh sáng đi qua, giúp các tia sáng hội tụ đúng vào võng mạc. Công suất hội tụ của thể thủy tinh có vai trò quan trọng đối với hệ thống khúc xạ, giúp tiêu điểm ảnh hội tụ đúng trên võng mạc khi nhìn xa. Khả năng thay đổi độ dày của thể thủy tinh gọi là sự điều tiết có tác dụng giúp mắt nhìn rõ những vật ở gần. Khi tình trạng trong suốt này mất đi, thể thủy tinh sẽ chuyển màu mờ đục và ánh sáng rất khó đi qua. Bệnh nhân bị suy giảm thị lực, tầm nhìn mờ và thậm chí có thể gây mù lòa.
Đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến nhất trên thế giới. Có khoảng 25 đến 50 triệu người trên toàn cầu có thị lực < 1/10 là do đục thể thủy tinh. Theo các nghiên cứu khoa học tại Framingham Eye Study tỷ lệ người mắc bệnh đục thủy tinh thể ở tuổi 55 đến 64 là 4,5%, tỷ lệ này tăng lên 18% ở độ tuổi 65 đến 74 tuổi và cao nhất ở tuổi từ 75 đến 84 là 45,9%.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tỷ lệ mù do đục thể thủy tinh tăng dần mỗi năm bất chấp những tiến bộ trong điều trị. WHO ước tính mù do đục thể thủy tinh dự đoán đến năm 2020 là 40 triệu người và số ca phẫu thuật đục thể thủy tinh phải tăng gấp 3 lần mới đáp ứng được. Đục thể thủy tinh được xem là yếu tố nguy cơ độc lập gây tăng tỷ lệ tử vong ở người lớn tuổi. Mù do đục thể thủy tinh chiếm 60% các loại mù trong đó nữ đục thể thủy tinh 2 mắt chiếm 68,5%, nam chiếm 59,3%.
Bác sĩ Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai khám cho người dân. Ảnh: Lê Đình Trọng
Bác sĩ Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai khám cho người dân. Ảnh: Lê Đình Trọng
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh đục thủy tinh thể như: môi trường, lối sống, chế độ dinh dưỡng, di truyền, chấn thương… Tuy nhiên, đục thủy tinh thể do tuổi tác chiếm tới 99%. Hiện tượng đục thể thủy tinh hầu hết đều xuất hiện sau độ tuổi 60. Ngoài nguyên nhân do tuổi tác, bệnh đục thủy tinh thể còn do bẩm sinh. Theo nghiên cứu khoa học, trẻ em mới sinh ra cũng có nguy cơ mắc đục thủy tinh thể do rối loạn di truyền. Ngoài ra, bệnh cũng có thể phát triển do mẹ khi mang thai mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh sởi, bệnh rộp da và giang mai.
Bên cạnh đó, các nguyên nhân thứ phát như: Các căn bệnh như tăng nhãn áp, tiểu đường cũng có thể biến chứng thành đục thể thủy tinh. Dùng kéo dài một số thuốc như corticoid (nhỏ cũng như uống), thuốc hạ mỡ máu (simvastatin), thuốc chống loạn nhịp tim (amilodarone), thuốc trầm cảm (phenothiazin)… làm tăng nguy cơ đục thể thủy tinh. Một số chấn thương có thể dẫn đến sự hình thành đục thể thủy tinh ngay hoặc sau nhiều năm. Bệnh đục thủy tinh thể cũng có thể do mắt tiếp xúc quá nhiều với tia UV (tia cực tím), tia X và bức xạ khác trong lúc xạ trị. Ánh nắng mặt trời đã được chứng minh làm đục thể thủy tinh gấp 2 đến 3 lần nhóm chứng và không thể xem là yếu tố phối hợp. Rối loạn dinh dưỡng, ỉa chảy mất nước, thiếu hụt các yếu tố chống oxi hóa, hút thuốc, uống rượu cũng là những yếu tố phối hợp quan trọng.  
Người khi bị đục thủy tinh thể thường là nhìn mờ cả hai bên khá cân xứng. Đục thủy tinh thể ảnh hưởng tới tầm nhìn trung tâm, bắt đầu từ việc tầm nhìn mờ khi nhìn xa, sau đó tầm nhìn gần cũng bị ảnh hưởng trừ một thể đục đặc biệt là đục dưới bao sau thể thủy tinh. Mức độ giảm thị lực tùy thuộc vào tình trạng tiến triển của bệnh, ở giai đoạn đầu sẽ mất khoảng 1/10 thị lực, khi bệnh nặng nhất thì người bệnh chỉ còn nhận biết được ánh sáng. Đục thể thủy tinh làm tăng khả năng hội tụ của nó. Đây là lý do tại sao một số người già bị đục thủy tinh thể đọc báo lại không cần đeo kính. Bên cạnh đó có một số người bệnh bị tầm nhìn đôi, thấy nhiều vật một lúc, hay tầm nhìn bị mờ như trong sương mù. Hiện tượng này do thủy tinh thể bị đục gây tán xạ tia sáng đi qua nó. Ở một số bệnh nhân khác lại có những triệu chứng nghe lạ tai như ra ngoài sáng thì nhìn kém nhưng vào trong nhà, trong bóng râm thì nhìn lại tốt hơn. Đó là những bệnh nhân đục thể thủy tinh trung tâm khi ra nắng, sáng thì đồng tử co nhỏ lại, ánh sáng tới được võng mạc do đi qua đúng vùng trung tâm đục.
Khi trong điều kiện ít ánh sáng như trong nhà hay bóng râm, đồng tử sẽ giãn rộng hơn, do đó ánh sáng dễ dàng đi qua vùng rìa thể thủy tinh chưa đục đậm, khiến bệnh nhân thấy hình ảnh rõ hơn. Với những bệnh nhân chỉ mới đục ở vùng ngoại vi và vùng trung tâm còn trong thì triệu chứng sẽ ngược lại. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác như mắt nhìn có chấm đen, ruồi bay trước mắt cũng có thể là dấu hiệu bệnh đục thủy tinh thể.
Địa chỉ “đỏ” của bệnh nhân bị đục thủy tinh thể
Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai (126 Wừu, phường Ia Kring, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) là một trong những bệnh viện hàng đầu trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý về mắt của khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Đặc biệt, bệnh viện điều trị bệnh đục thủy tinh thể bằng phương pháp phẫu thuật Phaco hiện đại.
Bệnh viện được đầu tư máy móc, trang-thiết bị hiện đại nhất, ứng dụng công nghệ tiên tiến của Mỹ và châu Âu để phục vụ cho việc khám và điều trị hiệu quả, chính xác cho bệnh nhân như: máy chụp hình đáy mắt, máy chụp cắt lớp võng mạc (OCT), máy đo thị trường, máy siêu âm mắt, máy đo công suất thủy tinh thể IOL Master, máy Laser, hệ thống máy phẫu thuật Phaco tiên tiến, hiện đại.
Bác sĩ Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai phẫu thuật cho bệnh nhân bị đục thủy tinh thể. Ảnh: Lê Đình Trọng
Bác sĩ Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai phẫu thuật cho bệnh nhân bị đục thủy tinh thể. Ảnh: Lê Đình Trọng
Đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, tận tâm cùng với đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, đứng đầu là bác sĩ Tôn Thất Cẩm Thông với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành nhãn khoa, được tu nghiệp chuyên sâu trong và ngoài nước, đã phẫu thuật Phaco cho hàng ngàn ca đục thủy tinh thể đem lại ánh sáng cho người bệnh. Chính vì vậy, khi bệnh nhân đục thủy tinh thể đến với Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai sẽ được phẫu thuật trong thời gian ngắn (thường kéo dài 5-10 phút), ít gây đau đớn, không chảy máu, vết mổ nhỏ nên không cần khâu, thời gian hồi phục nhanh, có thể về ngay trong ngày mà không cần ở lại qua đêm ở bệnh viện, chỉ số an toàn, tỷ lệ thành công cao, ít để lại biến chứng, điều chỉnh được hầu hết các tật khúc xạ (cận, loạn và viễn thị). Theo đó, từ năm 2018 đến nay, bằng phương pháp phẫu thuật Phaco, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai đã phẫu thuật cho 7.453 bệnh nhân bị đục thủy tinh thể. Qua ghi nhận, 100% bệnh nhân cải thiện thị lực sau khi mổ Phaco tại Bệnh viện và chưa có bất cứ trường hợp phản ánh nào sau phẫu thuật.
Ngoài ra, Bệnh viện khám và điều trị các bệnh lý về mắt, tư vấn phẫu thuật điều trị tật khúc xạ, tầm soát điều trị các bệnh lý về đáy mắt, đặc biệt là phẫu thuật Phaco điều trị đục thủy tinh thể. Bệnh viện tiếp nhận thanh toán bảo hiểm y tế thông tuyến trên toàn quốc. Mọi bệnh nhân có bảo hiểm y tế sẽ được thanh toán đầy đủ mà không cần giấy chuyển viện. Ngoài ra, Bệnh viện còn có chính sách miễn giảm cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số, thương-bệnh binh, hộ nghèo; qua đó tạo điều kiện mang ánh sáng đến cho mọi người.
Đến với Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai, mỗi bệnh nhân sẽ được chăm sóc như một thành viên thân thiết trong gia đình. Vì sứ mệnh của Bệnh viện là đem lại ánh sáng cho người dân.
LÊ ĐÌNH TRỌNG
Giám đốc điều hành Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần BOT và BT Đức Long Gia Lai thông báo

Công ty cổ phần BOT và BT Đức Long Gia Lai thông báo

(GLO)- Từ 0 giờ ngày 29-12-2023, điều chỉnh phí dịch vụ sử dụng đường bộ tại Trạm thu phí Km1610+800 (Hàm Rồng) và Trạm thu phí Km1667+470 (Cầu 110) thuộc Dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) đoạn Pleiku (Km1610) - Cầu 110 (Km1667+570) tỉnh Gia Lai theo hình thức hợp đồng BOT.

Xét nghiệm Bướu cổ-Giun sán-Ung thư

Xét nghiệm Bướu cổ-Giun sán-Ung thư

(GLO)- Khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao, việc tìm được một địa chỉ khám chữa bệnh chất lượng, dịch vụ tốt, giá cả phải chăng… là điều được hầu hết mọi người quan tâm. Phòng khám Đa khoa Thu Trâm 2, số 282 Cách mạng Tháng 8, phường Hoa Lư, TP. Pleiku là địa chỉ uy tín, đáng tin cậy mà mà nhiều người dân gửi gắm.

Khai trương Viện thẩm mỹ ANGEL tại TP. Pleiku

Khai trương Viện thẩm mỹ ANGEL tại TP. Pleiku

(GLO)- Với mong muốn mang dịch vụ thẩm mỹ công nghệ cao đến gần hơn với khách hàng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, ngày 19-11, Viện thẩm mỹ ANGEL (38 Ung Văn Khiêm, phường Phù Đổng, TP. Pleiku) tổ chức lễ khai trương, đi vào hoạt động. Viện thẩm mỹ ANGEL có không gian sang trọng, cùng trang-thiết bị hiện đại, cung cách phục vụ tận tình, chu đáo.