"Bùng nổ" các giải thể thao phong trào tại Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thực hiện chủ trương xã hội hóa thể dục thể thao (TDTT), thời gian gần đây, tại TP. Pleiku nói riêng, trên địa bàn tỉnh nói chung đã xuất hiện hàng loạt giải đấu phong trào do các cá nhân, doanh nghiệp tự đứng ra tổ chức.
Do ngân sách nhà nước chi cho các hoạt động TDTT có hạn nên từ trước tới nay, trung bình mỗi năm, ngành TDTT tỉnh thường chỉ tổ chức từ 1 đến 2 giải đấu ở mỗi môn thể thao. Tuy nhiên, khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu tập luyện và thi đấu TDTT trong nhân dân cũng không ngừng tăng cao. Bởi vậy, bên cạnh các giải đấu được tổ chức với kinh phí lấy từ nguồn ngân sách nhà nước, gần đây, trên địa bàn tỉnh còn xuất hiện thêm rất nhiều sân chơi mang tính xã hội hóa, có quy mô, chất lượng, tính cạnh tranh cao do các cá nhân, doanh nghiệp tự đứng ra tổ chức.
  Trung bình mỗi tháng, tại TP. Pleiku có 1-2 giải bóng đá mini được tổ chức. Ảnh: VĂN NGỌC
Trung bình mỗi tháng, tại TP. Pleiku có 1-2 giải bóng đá mini được tổ chức. Ảnh: V.N
Chẳng hạn, ở môn bóng đá mini, riêng tại TP. Pleiku, trung bình mỗi tháng có 1-2 giải đấu được tổ chức. Các giải đấu thường diễn ra trong 2 ngày cuối tuần nên rất thuận lợi cho mọi người tham gia. Vì là sân chơi mang tính xã hội hóa toàn phần nên mỗi đội bóng tham dự thường phải nộp lệ phí cho ban tổ chức giải 3-5 triệu đồng. Ngoài số tiền các đội đóng góp, ban tổ chức huy động thêm nguồn tài trợ từ một số cá nhân và doanh nghiệp. Sau khi “giải bài toán” kinh phí, ban tổ chức thông thường từ “hòa” tới “phát”. Vì thế, bất cứ ai cũng có thể tự đứng ra tổ chức một giải đấu quy mô hoành tráng. 
Anh Nguyễn Ngọc Tưởng là trọng tài Giải Bóng đá hạng nhì quốc gia nhưng thường xuyên điều khiển một số giải bóng đá “phủi” tại Gia Lai. Anh cho biết: “Đối với nhiều người bây giờ, việc ra sân chơi bóng đã trở thành thói quen hàng ngày. Mỗi tháng vài lần, được khoác lên mình chiếc quần đùi áo số để thi thố với các đội bạn trước sự chứng kiến của nhiều khán giả lại càng giúp họ phấn khích hơn. Bởi vậy, mặc dù có rất nhiều giải đấu được tổ chức quanh năm nhưng hầu như giải nào cũng thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải, đội nào đăng ký muộn coi như phải chầu rìa, đành lòng đứng ngoài làm cổ động viên”.
Không chỉ môn bóng đá mà môn quần vợt cũng vậy. Đơn cử, tại Giải Quần vợt Câu lạc bộ Quang Trung mở rộng lần thứ II-2019 sẽ diễn ra vào chủ nhật tuần này (15-9) tại cụm sân Thế Dân (phường Hội Phú, TP. Pleiku), mặc dù ban tổ chức chưa kịp công bố điều lệ giải nhưng số lượng vận động viên đăng ký đã rất đông. Vì vậy, ban tổ chức buộc phải nói lời xin lỗi và “khóa sổ” sớm.
Trong làng banh nỉ Gia Lai, từ trước tới nay, mỗi vận động viên tham dự các giải đấu mang tính xã hội hóa hoàn toàn thường phải nộp 500 ngàn đồng cho ban tổ chức. Số tiền thu của các vận động viên, cộng thêm khoản thu từ nhà tài trợ, ban tổ chức có thể cân đối để trả tiền thuê sân, trọng tài, nhặt bóng, cơm trưa, liên hoan tổng kết, trao cúp, tiền thưởng… Chính vì vậy mà từ đầu năm đến nay, chỉ tính riêng trên địa bàn TP. Pleiku đã có khoảng 10 giải đấu ở môn thể thao này được tổ chức.
Anh Tôn Thất Phú-thành viên Câu lạc bộ Quần vợt Quang Trung (TP. Pleiku) cho biết: “Sau mỗi lần tham dự một giải nào đó, tôi cảm thấy bản lĩnh, kinh nghiệm của mình được nâng lên rõ rệt, lại có thêm nhiều đồng môn mới. Bởi vậy, ngoại trừ những lúc có việc ra ngoài tỉnh, tôi luôn cố gắng thu xếp mọi công chuyện để thi đấu ở tất cả các giải. Nhờ quần vợt mà sức khỏe, tinh thần của tôi ngày càng tốt hơn, công việc cũng trôi chảy”.
Trong xu hướng xã hội hóa TDTT ngày càng sâu rộng, không chỉ bóng đá, quần vợt, hiện nay, ở các môn bóng bàn, cầu lông… nhiều giải đấu phong trào cũng thường xuyên được tổ chức ở TP. Pleiku nói riêng, cả tỉnh nói chung. Điều này không chỉ giúp người dân có thêm cơ hội rèn luyện sức khỏe mà còn góp phần giúp ngành TDTT tỉnh tìm kiếm được những vận động viên xuất sắc để bổ sung cho các đội tuyển tham gia tranh tài ở các giải đấu khu vực và toàn quốc. 
MINH VỸ

Có thể bạn quan tâm

Lò đào tạo cầu lông ở vùng biên

Lò đào tạo cầu lông ở vùng biên

(GLO)- Mặc dù đi vào hoạt động chưa lâu song Câu lạc bộ (CLB) Cầu lông xã Ia Krai (huyện Ia Grai) đã đào tạo được một số tài năng cho tỉnh nhà. Đặc biệt, đây là xã duy nhất trong tỉnh thành lập được CLB cầu lông.
A Chan: Chàng 'ốc tiêu' có ý chí khổng lồ

A Chan: Chàng 'ốc tiêu' có ý chí khổng lồ

Nước da đen bóng, cao 1,58 m, nặng 53 kg, thân hình nhỏ bé, di chuyển tốc độ, cầu thủ A Chan của đội Trường ĐH Y Dược tạo sự chú ý đặc biệt trong ngày thi đấu 8.1 tại vòng loại bảng E giải bóng đáThanh Niên sinh viên VN lần II - 2024 Cúp THACO (TNSV THACO Cup 2024).
Trận cầu đậm tính nhân văn

Trận cầu đậm tính nhân văn

(GLO)- Không chỉ nhận những phần quà từ nhà tài trợ, các em nhỏ ở Làng trẻ em SOS Pleiku còn được ra sân thi đấu với các cầu thủ của Câu lạc bộ LPBank Hoàng Anh Gia Lai. Đây là một trải nghiệm khó quên giúp các em nuôi dưỡng ước mơ của mình.
Cô học trò người Mường đam mê võ thuật

Cô học trò người Mường đam mê võ thuật

(GLO)- Tại Hội khỏe Phù Đổng toàn tỉnh Gia Lai lần thứ XI-2023, em Phan Thị Lan Anh (SN 2007, học sinh lớp 11, Trường THPT Pleiku) là 1 trong 3 vận động viên (VĐV) xuất sắc nhất khi giành được 4 huy chương vàng. Đặc biệt, nữ sinh người Mường đã tỏa sáng ở cả 2 môn Vovinam và Taekwondo.
Gia Lai: Khởi sắc thể thao thành tích cao

Gia Lai: Khởi sắc thể thao thành tích cao

(GLO)- Sau gần 5 năm đầu tư có trọng điểm, thể thao thành tích cao của tỉnh Gia Lai đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Kế thừa những kết quả đạt được, các vận động viên (VĐV) trẻ tiếp tục nỗ lực vươn lên trong năm 2024.