Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa: Báo chí không lợi dụng chức năng phản biện để làm sai đạo đức nghề báo  

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Báo chí có phản biện đúng, trúng thực tiễn mới đưa đường lối vào thực tiễn, mới cùng tham gia khắc phục được các điểm nghẽn và không được lợi dụng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Sáng 24-12, tại TPHCM, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ TT-TT, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự và chỉ đạo hội nghị.

Hội nghị có sự tham dự của hơn 700 đại biểu, gồm đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, cơ quan chủ quan báo chí. Cùng dự còn có đại diện lãnh đạo các thường trực tỉnh ủy, thành ủy; đại diện lãnh đạo các ban tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy, sở thông tin và truyền thông, hội nhà báo các tỉnh, thành phố; cơ quan báo chí Trung ương và địa phương...

Về phía TPHCM có sự tham dự của đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM.

Báo chí làm thay đổi nhận thức và hành động

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, năm 2022, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự đồng hành của Chính phủ; sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức, đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận.


 

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại hội nghị. Ảnh: CAO THĂNG
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại hội nghị. Ảnh: CAO THĂNG



Theo đồng chí, Việt Nam được đánh giá là một điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế của khu vực và thế giới, là quốc gia có nền chính trị ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi. Trong bối cảnh đó, các cơ quan báo chí và những người làm báo cả nước đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám sát định hướng chính trị, nắm bắt thực tiễn, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đạt kết quả nổi bật.

Theo đồng chí, năm 2023 là năm rất quan trọng. Các cơ quan báo chí không chỉ xác định phương hướng nhiệm vụ cho năm này mà phải hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (năm 2025). “Hai năm tới với rất nhiều sự kiện quan trọng, không chỉ cho sự nghiệp báo chí mà còn là sự nghiệp chung của công tác tư tưởng văn hoá của Đảng cũng như mong mỏi của toàn Đảng, toàn dân đối với báo chí nước nhà”, đồng chí nhấn mạnh.

Cũng theo đồng chí, năm 2023 còn là năm bản lề, hướng tới Đại hội XIV của Đảng và lưu ý báo chí cần chuẩn bị trước các nội dung cho sự kiện này.

Cụ thể, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu các cơ quan báo chí bám sát, thực hiện tốt các mục tiêu của Đảng theo Nghị quyết Đại hội XIII cũng như đề án quy hoạch và quản lý báo chí, nhằm xây dựng báo chí cách mạng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại. Trong đó, phải đặt sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng trong mọi hoạt động của báo chí với tinh thần phải xuyên suốt.


 

2
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa (thứ ba từ phải sang) và các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: CAO THĂNG


Theo đồng chí, tại các hội nghị Trung ương đều nhấn mạnh đến vai trò, sứ mệnh cao cả, hệ trọng của báo chí. Mọi hoạt động của báo chí đều tác động trực tiếp đến sự nghiệp cách mạng, trên tất cả các lĩnh vực.

“Có thể nói, toàn bộ hoạt động báo chí sẽ tác động đến mục tiêu, lý tưởng, lẽ sống, động cơ của xã hội, các tầng lớp nhân dân. Thậm chí làm thay đổi nhận thức và hành động của tập thể và cá nhân”, đồng chí nhận định và yêu cầu các cơ quan báo chí phải xác định sứ mệnh của mình để làm tốt hơn nữa.

Ở đó, báo chí phải làm tốt hơn nữa vai trò tiên phong để đáp ứng ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng cũng như sự nghiệp tuyên truyền trong thời gian tới. Nhận xét về mối quan hệ giữa thực tiễn và báo chí, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nhận định, từ thực tiễn xác định vai trò của báo chí và báo chí cũng phải trả lời cho thực tiễn.

Trong đó, báo chí cần đi vào những điểm mới, điểm khó, những vùng sâu, vùng xa để đồng hành cùng dân tộc định hướng dư luận và bám sát, phản ánh thực tiễn hết sức phong phú của nhân dân, đất nước… Đồng thời tiếp tục phát huy dân chủ gắn với sứ mệnh, trách nhiệm, kỷ cương, để luôn đồng hành cùng dân tộc, vì lợi ích quốc gia dân tộc. Cùng với đó, phải hướng tới giá trị nhân văn, là những chân - thiện - mỹ, tôn vinh những sáng tạo của doanh nhân trong thời kỳ mới. Qua đó, làm phong phú hơn, đa dạng hơn, khơi dậy lòng yêu nước và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

“Khi nào chúng ta phát huy được dân chủ gắn liền với kỷ cương đồng hành với dân tộc thì báo chí mới hoàn thành được sứ mệnh của mình”, đồng chí nhấn mạnh.

Ngoài ra, báo chí cần nhận thức đầy đủ hơn chức năng, nhiệm phản biện xã hội. Báo chí phải đề cao, làm tốt việc này, góp phần tham gia khắc phục được các điểm nghẽn. Từ đó mới làm cầu nối đưa Đảng đến gần dân hơn, để ý Đảng và lòng dân gắn kết với nhau hơn. Trong phản biện, phải phê phán những quan điểm sai trái và không được lợi dụng vai trò, chức năng để làm sai đạo đức nghề báo hay thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Đặc biệt, báo chí phải tích cực trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên tất cả các lĩnh vực và tiên phong hơn nữa trong nhiệm vụ tuyên truyền thông tin đối ngoại.

Để thực hiện tốt các sứ mệnh trên, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa yêu cầu các cơ quan báo chí tiếp tục quán triệt thực hiện tốt các mong muốn của lãnh đạo Đảng, nhà nước xoay quanh thực hiện đề án tổng thể kỷ niệm 100 năm Ngày cách mạng báo chí Việt Nam.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu là tập trung xây dựng các tổ chức đảng trong các cơ quan báo chí; đồng hành, khơi dậy lòng yêu nước, tự lực tự cường; đồng hành với công tác an sinh xã hội…nhằm lan tỏa hơn nữa sứ mệnh của báo chí.

Lan toả mạnh mẽ gương người tốt, việc tốt

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Thanh Lâm thay mặt Ban Tổ chức phát động hưởng ứng tuyên truyền gương điển hình tiên tiến giai đoạn 2022-2025. Chương trình nhằm thực hiện Đề án được phê duyệt tại Quyết định 1256 của Thủ tướng Chính phủ

Theo Thứ trưởng, nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đưa ra định hướng, quan điểm rõ ràng cho báo chí. Đó là: “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”. Tính nhân văn, chính xác, khách quan là giá trị cốt lõi và là lý do tồn tại của báo chí. Một nền báo chí nhân văn sẽ có sức mạnh bảo vệ giá trị tốt đẹp, lợi ích tối cao, thiết thực của đất nước và nhân dân.

Qua gần 3 năm cả đất nước vượt qua đại dịch Covid -19 và hồi phục nền kinh tế, có thể kể ra nhiều chuyên mục tốt, tuyến bài hay, ý nghĩa, lay động cảm xúc trên báo chí cách mạng.

Dẫn chứng nhiều bài viết hay, ý nghĩa, đặc sắc về những tấm lòng, sự hy sinh to lớn của những chiến sĩ tuyến đầu chống dịch Covid-19, nhiều bài viết về những con người bình dị, thu hút lượng đọc, lượt tương tác, bình luận, chia sẻ lớn. Các cơ quan báo, đài khác cũng tích cực truyền cảm hứng về tinh thần quả cảm, hết lòng vì cộng đồng, đất nước; cổ vũ tinh thần đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp làm giàu, vì lợi ích chung của người dân, doanh nghiệp; tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh… với rất nhiều ví dụ tiêu biểu, nhiều cách làm hay mà trong phạm vi bài phát biểu này chưa thể ghi nhận một cách đầy đủ, chi tiết.

Dù vậy, theo Thứ trưởng, mỗi ngày, mở điện thoại, máy tính ra đọc báo chí điện tử, đập vào mắt người đọc vẫn là những biểu hiện bất cập, lệch lạc, cẩu thả trong tác nghiệp của một bộ phận phóng viên báo chí, thậm chí của cả một số toà soạn báo và tạp chí. Vẫn còn nhiều mẩu tin, bài báo thiếu tính nhân văn, quá sa đà vào chạy theo thị hiếu giật gân để câu khách, câu view mà quên đi giá trị cốt lõi của báo chí.

Không ít bài báo, nhà báo nặng về khai thác những vấn đề mặt trái của xã hội, phê phán một cách dễ dãi, tuỳ tiện, thậm chí nâng quan điểm, đưa tin thiếu kiểm chứng, quy chụp tội danh, kết luận thay các cơ quan có thẩm quyền. Vẫn còn tình trạng sao nhãng, vô cảm, thậm chí là coi thường tuyến đề tài về người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến – do quan niệm sai lầm là viết về việc tốt, người tốt sẽ không có khả năng thu hút độc giả.

Theo Thứ trưởng, thông tin sai lệch, không kiểm chứng có thể khiến một doanh nghiệp lụn bại, hàng trăm, hàng ngàn người lao động mất việc làm, hoặc làm mất danh dự, đảo lộn cuộc sống một con người. Khi báo chí phản ánh cuộc sống với một lăng kính méo mó và với năng lượng tiêu cực, thông tin tiêu cực sẽ trở thành dòng chủ lưu và che lấp đi những mặt tốt đẹp, tích cực của xã hội.

Báo chí không được đánh mất đi vai trò giám sát, phản biện xã hội, đấu tranh chống cái sai, cái xấu, nhưng phản biện, phê phán nhằm xây dựng, phản biện, phê phán đến đâu thì vừa phải, để độc giả không nhìn xã hội toàn điều bất an, tăm tối. Theo Thứ trưởng, đây là một việc khó. “Việc khó thì cần những con người xuất sắc. Khó nhưng không phải là không làm được, khi báo chí luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, khi có sự đồng lòng, quyết tâm “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực” của những anh chị em làm báo chân chính và có nghề”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nhận định.

Thứ trưởng yêu cầu các cơ quan báo, đài chủ động xây dựng chương trình hành động cụ thể, tăng cường đăng tải các tin, bài tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến theo đúng quan điểm, mục tiêu Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 

Theo THU HƯỜNG (SGGPO)

https://www.sggp.org.vn/truong-ban-tuyen-giao-trung-uong-nguyen-trong-nghia-bao-chi-khong-loi-dung-chuc-nang-phan-bien-de-lam-sai-dao-duc-nghe-bao-post673324.html

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...