Gần 800 tác phẩm dự thi giải báo chí Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ gần 800 tác phẩm dự thi, ban tổ chức đã chọn trao 1 giải đặc biệt, 4 giải nhất, 8 giải nhì, 12 giải ba, 28 giải khuyến khích và 2 nhân vật tiêu biểu trong hai tác phẩm đoạt giải.

Quang cảnh buổi họp báo. (Ảnh: BTC)
Quang cảnh buổi họp báo. (Ảnh: BTC)


Sau thời gian phát động, Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” đã nhận được gần 800 tác phẩm dự thi thuộc 4 loại hình báo chí: báo in, báo điện tử, phát thanh và truyền hình. Từ những tác phẩm này, hội đồng chung khảo đã đề xuất 1 giải đặc biệt, 4 giải nhất, 8 giải nhì, 12 giải ba, 28 giải khuyến khích và 2 nhân vật tiêu biểu trong 2 tác phẩm đoạt giải.

Đây là thông tin được Bộ Giáo dục và Đào tạo, đơn vị chủ trì tổ chức giải, cho biết tại buổi họp báo chiều nay, 7/11.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho hay những tác phẩm dự thi mang tính thời sự cao, phản ánh chủ trương, chính sách của ngành, những tấm gương người tốt, việc tốt và những hoạt động thường xuyên của nhà trường, thầy, cô giáo trên cả nước.

Khẳng định giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, với sự chung tay của toàn xã hội, Thứ trưởng ghi nhận đóng góp của báo chí là quan trọng giúp ngành Giáo dục tiếp tục hoàn thiện chính sách, tạo niềm tin của xã hội vào giáo dục nước nhà.

Chia sẻ về công tác tổ chức và chấm giải, ông Trần Thái Sơn - Phó Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Trưởng ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải nhận định: Giải báo chí “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” đã có sức hút mạnh mẽ với các nhà báo.

Điều này thể hiện ở sư đa dạng của các đơn vị dự thi. Các tác giả đến từ nhiều tỉnh, thành phố, trải dài từ Bắc đến Nam. Số lượng tác phẩm đoạt giải của các địa phương cũng đã tăng nhiều so với các năm trước. Đề tài phản ánh phong phú, từ các tấm gương thầy cô bám bản, bám trường đến những vấn đề nóng của ngành, những bài báo phản biện mạnh mẽ.

Đây là năm thứ 5 Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam.” Giải nhằm tôn vinh các tác giả có tác phẩm xuất sắc về sự nghiệp giáo dục-đào tạo của nước nhà và tôn vinh các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Qua đó, tuyên truyền, tôn vinh những đóng góp của ngành giáo dục với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Theo Phạm Mai (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...