Tạ Chí Tào: Thơ là điểm tựa, niềm vui

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Viết trên giường bệnh và giã từ cuộc sống khi trang viết còn dang dở không phải là chuyện xưa nay hiếm. Nhà giáo Tạ Chí Tào mang bệnh ung thư, phải rời công việc trước khi về hưu. Tưởng mọi chuyện đã kết thúc, nhưng rồi, nàng thơ dường như đã nâng bước để anh vui sống.
Tôi biết Tạ Chí Tào-nguyên Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Sê từ khi anh còn trẻ. Những năm sau thời kỳ bao cấp ấy, ở Chư Sê, ngoài Tạ Chí Tào còn có nhà giáo Bùi Quang Thông, cũng là người viết nghiệp dư. Nếu nhà giáo Bùi Quang Thông (đã mất) mê mải cả văn lẫn thơ, cặm cụi viết rồi chủ yếu gửi đăng trên báo Gia Lai thì anh Tạ Chí Tào “chuyên canh” thơ rồi thỉnh thoảng thẹn thùng đọc cho bè bạn gần gụi nghe. Chuyện làm thơ của Tạ Chí Tào ban đầu khá… ngộ. Thơ anh, mỗi bài đều có ý nhưng tứ thường chưa hội đủ hoặc còn non.
Thế nhưng, chỉ vài năm trở lại đây, nhà giáo Tạ Chí Tào tặng tôi 5 tập thơ và 5 trường ca được xuất bản gần như liên tục: “Mắt sóng” (2016), “Một, một nữa” (2017), “Cờ đào Tây Sơn” (2019), “79 bài thơ viết về Người” (2020), “108 lục bát hai câu viết về Người”, tập 1 (2021), “108 lục bát hai câu viết về Người”, tập 2 (2022).
Những ngày dài nằm trên giường bệnh và di chuyển định kỳ để hấp thu đủ 60 tia xạ trị đã khiến Tạ Chí Tào có sự thay đổi trong nhận thức. Trước kia, thơ anh thiên về tình yêu đôi lứa, về cảnh sắc thiên nhiên hay những chiêm nghiệm cuộc đời. Mấy năm nay, Bác Hồ là chủ đề yêu thích nhất của anh. Trong 7 tập sách đã và sắp in, anh dành cho người mà mình kính trọng nhất đến 4 tác phẩm, trong đó có 1 trường ca. Tập 2 “108 lục bát hai câu viết về Người” vừa mới xuất bản gần đây là một ví dụ.
Bìa tập thơ “108 lục bát hai câu viết về Người” của tác giả  Tạ Chí Tào. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ
Bìa tập thơ “108 lục bát hai câu viết về Người” của tác giả Tạ Chí Tào. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ
Ở trong tập 2 này, từng cặp câu lục bát được Tạ Chí Tào xem là một đơn vị thơ và tất cả chúng đều không có tiêu đề. Bù lại, phần lớn các đơn vị thơ ấy gắn thêm phần dẫn giải, chú thích. Chẳng hạn, khi viết: “Lời cha: Đại hiếu dặn con/Tất Thành, Nguyễn Trãi mãi còn gương soi”, tác giả giúp bạn đọc hiểu đại hiếu, tiểu hiếu là gì, hai cụ Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Sinh Sắc đã dặn dò những người con của mình là Nguyễn Trãi, Nguyễn Tất Thành ở đâu, bao giờ. Không khó để nhận ra, đây là dạng thơ minh họa các nhân vật, sự kiện lịch sử. Dù vậy, trong tập thơ, bên cạnh những dòng “Người thăm Pắc Bó đầu nguồn/Bác trồng khóm trúc xanh khuôn viên rừng”, “Bốn nghìn năm nghĩa nhà nông/Bác Hồ tát nước giữa đồng cùng dân”... người đọc cũng bắt gặp những hình ảnh cảm động lần đầu được thơ hóa: “Núp thương nhớ Bác đi xa/Để râu, tóc: tục Bahnar-trăm ngày”. Đây chính là câu lục bát anh Tạ Chí Tạo nhắc lại một chuyện có thật nhưng chưa nhiều người biết: Tháng 9-1969, trong Căn cứ địa Khu 10 (xã Krong, huyện Kbang), khi nghe tin Bác Hồ mất, Anh hùng Núp đã không cắt tóc, cạo râu đúng 100 ngày để tỏ lòng thương nhớ Người.
Sinh năm 1957, là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, ngày nối ngày đang oằn mình chống lại căn bệnh nan y nhưng anh Tạ Chí Tào vẫn nặng lòng với chữ nghĩa, hết mực tôn kính Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều này thật đáng quý, đáng trân trọng. Và, khi tôi viết đôi dòng về anh, một người bạn mang trọng bệnh, người từng 27 năm giữ chức Phó Trưởng phòng cấp huyện, một người mê thơ và hồn nhiên làm thơ không ngại lời khen chê thì anh Tạ Chí Tào đã hoàn thành bản thảo tập thơ tiếp theo: “108 lục bát hai câu viết về Người”, tập 3, dự định sẽ in trong năm tới. Mong rằng những trang viết mới này tiếp tục là điểm tựa để anh vui sống.
NGUYỄN QUANG TUỆ

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...