Xây dựng nền báo chí "Nhân văn, chuyên nghiệp, hiện đại, cách mạng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 24-12, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Dự và chủ trì hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa-Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Vũ Đức Đam-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tham dự hội nghị tại điểm cầu Gia Lai có các đồng chí: Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh, các cơ quan báo chí địa phương và ngành, Trung ương thường trú tại địa bàn.

 1Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Gia Lai. Ảnh: Phương Duyên
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Gia Lai. Ảnh: Phương Duyên


Tính đến ngày 30-11-2021, cả nước có 816 cơ quan báo chí (in và điện tử), trong đó 114 báo, 116 tạp chí thực hiện 2 loại hình, 557 báo và tạp chí in; 29 báo và tạp chí điện tử; 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình và 5 đơn vị hoạt động truyền hình không có hạ tầng phát sóng truyền hình riêng. Cả nước có khoảng 40.000 người đang công tác tại các cơ quan báo chí với 17.161 người được cấp thẻ nhà báo. Năm 2021, báo chí đã chủ động, kịp thời tuyên truyền về những vấn đề, sự kiện quan trọng của đất nước, trong đó có nhiều thông tin thể hiện rõ vai trò dẫn dắt, thống nhất nhận thức và tạo sự đồng thuận xã hội. Đáng chú ý là một số vấn đề lớn như: tuyên truyền Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; tuyên truyền, cổ vũ ý chí quyết tâm và lập trường nhất quán của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; tuyên truyền xây dựng văn hóa, con người Việt Nam, nâng cao đời sống tinh thần cho toàn dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; về công tác phòng-chống thiên tai, bão lũ…

Đặc biệt, trong công tác thông tin, tuyên truyền phòng-chống dịch Covid-19, báo chí đã thông tin kịp thời, nhanh chóng, chính xác, góp phần truyền đi thông điệp về nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng-chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, tạo được sự tin tưởng, đồng thuận của người dân. Bên cạnh việc truyền cảm hứng, nêu gương người tốt-việc tốt, báo chí đã phản bác các thông tin xuyên tạc, kích động, sai sự thật về công tác phòng-chống dịch.

Công tác thông tin, tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch tiếp tục được tăng cường với nhiều hình thức, nội dung thông tin phong phú. Nhiều bài viết, chuyên mục có hiệu ứng tốt trong xã hội, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đón nhận. Bên cạnh các chương trình, tin tức thực hiện bằng tiếng Việt, một số cơ quan báo, đài còn thực hiện các chương trình, ấn phẩm bằng tiếng dân tộc thiểu số và tiếng nước ngoài (Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật) để giúp thông tin lan tỏa trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài cũng như quốc tế.

Công tác thông tin, tuyên truyền về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước được quan tâm, chú trọng. Nhiều cơ quan báo chí mở chuyên trang, chuyên mục, chương trình, đầu tư công phu cho các tuyến tin bài đề cập sâu sắc đến mảng đề tài này. Việc tuyên truyền tạo được điểm nhấn, ấn tượng mạnh mẽ, đặc biệt là trước, trong và sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc về triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Công tác tuyên truyền đã góp phần thống nhất nhận thức, cổ vũ, động viên không chỉ những nhà văn hóa, trí thức, văn nghệ sĩ mà cả toàn dân tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, đồng lòng, dốc sức phụng sự Tổ quốc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Các cơ quan báo chí còn chú trọng thông tin nổi bật thành quả toàn diện của đất nước năm 2021 nói chung, đối ngoại nói riêng; phân tích, nêu bật kết quả trên các kênh đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân…

Về hoạt động nghiệp vụ, nhiều cơ quan báo chí đã bắt đầu thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, thay đổi phương thức vận hành, quản lý, áp dụng công nghệ trong quy trình sản xuất và phân phối nội dung; đổi mới mạnh mẽ trong việc đầu tư nâng cao chất lượng bài viết, trang báo, kênh chương trình, tạo ra những tác phẩm báo chí có giá trị, có tác động xã hội lớn, được đông đảo dư luận quan tâm, hoan nghênh.

Mặt khác, hoạt động báo chí cũng bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm: Thông tin còn chậm, chưa kịp thời định hướng dư luận xã hội; một số cơ quan báo chí hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, buông lỏng công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn, không chú trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp dẫn đến tình trạng phóng viên nhũng nhiễu, gây phiền hà, vòi vĩnh; vi phạm quy định quảng cáo, tụt hậu về công nghệ, phương thức làm báo hiện đại… Năm 2021, có 20 cơ quan báo chí đã bị xử phạt với tổng số tiền gần 781 triệu đồng; 11 trường hợp vi phạm quy định thông tin điện tử và bị phạt với tổng số tiền trên 467,5 triệu đồng; 1 cơ quan báo chí bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, 3 trường hợp bị thu hồi thẻ nhà báo do có sai phạm nghiêm trọng.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã biểu dương sự đóng góp, cống hiến của báo chí trong sự phát triển chung của đất nước, đặc biệt là trên tuyến đầu chống dịch Covid-19. Phó Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác sắp xếp, quy hoạch để báo chí ngày càng phát triển, thực sự là tiếng nói không chỉ của các cơ quan chủ quản mà còn là tiếng nói của người dân. Nói về sai phạm của một vài cơ quan báo chí, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu chấn chỉnh tình trạng chạy theo thị trường quá mức, có biểu hiện lệch lạc; đồng thời đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội Nhà báo Việt Nam chủ động hơn một bước trong việc đề nghị các địa phương, bộ ngành, cơ quan liên quan chủ động cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho báo chí trước những sự kiện quan trọng, sự vụ “nóng”, minh bạch thông tin một cách nhanh nhất có thể, hoặc “đặt hàng” cho báo chí… Phó Thủ tướng cũng mong muốn các cơ quan báo chí tiếp tục chú trọng chuyển đổi số, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động ở lĩnh vực này.

Kết luận hội nghị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị cần tăng cường định hướng và đề cao sứ mệnh, trách nhiệm, nâng cao chất lượng hoạt động báo chí trong thời gian tới; chú trọng tuyên truyền các sự kiện trọng đại của đất nước, nhất là thành quả của 35 năm đổi mới; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc. Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu nhanh chóng khắc phục những tồn tại, hạn chế để tiếp tục nỗ lực, đổi mới, sáng tạo, quyết tâm cao hơn nữa hoàn thành tốt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị, giáo dục đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ của người làm báo; thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng nền báo chí hướng tới mục tiêu “Nhân văn, chuyên nghiệp, hiện đại, cách mạng”.

PHƯƠNG DUYÊN
 

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...