Vẻ đẹp mong manh và bất tận của văn học Nhật Bản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khởi nguyên văn chương với waka (hòa ca - một thể loại văn học cổ của người Nhật Bản) và thần thoại, người Nhật Bản như ký thác vào nghệ thuật ngôn từ nhiều tư tưởng về cái đẹp và bản chất vô thường của thế giới.

Sống hết mình với hoạt động sáng tạo, thưởng thức, trân trọng và bảo tồn cái đẹp, vì vậy nền văn học Nhật luôn đề cao thân phận con người, mang tính hiện thực ở tầm vóc nhân loại và đặc biệt là có giá trị thẩm mỹ sâu sắc.

 


Trên tinh thần đó, tác phẩm mới Văn học Nhật Bản - vẻ đẹp mong manh và bất tận của tác giả Lam Anh (NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành), là sự đồng hành với độc giả, cùng khám phá nền văn chương phát triển vô cùng rực rỡ của đất nước mặt trời mọc. Ở đó từng trang sách là những cảnh ngộ của đời sống con người, bao câu chuyện rung lên trong từng cung bậc cảm xúc khác nhau: có khi hoài nghi, đôi lúc hoang mang nhưng như thế càng có điều kiện cảm nhận nền văn hóa thật và đầy đủ hơn, từ những thông điệp mà chính chủ nhân của nền văn hóa ấy lan tỏa vào từng bài viết. Đó là: Những nghịch lý nhân sinh trong truyện ngắn của Akutagawa Ryūnosuke, Vấn đề cái đẹp trong tiểu thuyết kim các tự của Mishima Yukio, hay Lý giải hiện tượng truyện Genji từ nền tảng văn hóa xã hội Nhật Bản, Thể loại monogatari trong thế giới văn chương tự sự…

Là sản phẩm được tạo nên từ tinh thần duy mỹ của người Nhật, văn học xứ Phù Tang được hiểu trong sự gắn kết với cảm thức thẩm mỹ và những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống. Đó là điều quan trọng, nhưng đối với độc giả sinh trưởng bên ngoài không gian văn hóa đã hình thành nền văn học ấy thì mọi việc không đơn giản. Cái đẹp trong văn chương Nhật Bản gắn với sự vô thường của thế giới, sự mong manh của kiếp người nên thường phảng phất nét buồn và tâm thái trầm tư - đó là một đặc trưng quan trọng tồn tại xuyên suốt cả một quá trình.

Lịch sử văn hóa xứ sở mặt trời mọc là một tiến trình dài với rất nhiều thành tựu thuộc về nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau nên văn chương cũng không nằm ngoại lệ, mà hòa trong dòng chảy chung đó. Đặc trưng này biểu hiện ở nhiều sắc độ khác nhau trong nhiều giai đoạn, nhiều loại hình văn chương từ waka truyền thống, truyện Genji (Truyện kể Genji - được coi là trường thiên tiểu thuyết theo nghĩa hiện đại đầu tiên của nhân loại, của nữ sĩ cung đình Nhật Bản Murasaki Shikibu) đến những sáng tác của các nhà văn hiện đại và đương đại.

Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu ở khoa Nhật Bản học Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM, những bài viết trong sách Văn học Nhật Bản - vẻ đẹp mong manh và bất tận là kết quả gặt hái được sau những tháng ngày âm thầm vun xới, tìm kiếm vẻ đẹp trong văn học Nhật Bản của tác giả Lam Anh.

Lam Anh hiện là một dịch giả văn học Nhật Bản tên tuổi và có uy tín. Nhiều tác phẩm chuyển ngữ thành công của chị đã xuất bản tại VN và được độc giả đón nhận, như: Gối đầu lên cỏ, Ngày 210, Cỏ ven đường, Xứ tuyết… Vì vậy, với khối lượng kiến thức đồ sộ mà cuốn sách Văn học Nhật Bản - vẻ đẹp mong manh và bất tận mang lại, tác giả tiếp tục giúp người đọc hiểu thêm về vẻ đẹp của văn học xứ Phù Tang, có lúc mong manh giữa hai miền sáng tối, giữa thực tại nghiệt ngã và mộng ước thanh cao, nhưng lại bất tận giữa nhịp sống xô bồ và sự tĩnh lặng trong tâm hồn mỗi người.

Theo Quỳnh Trân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Cùng với sự "vươn khơi" của mỹ thuật VN ra thế giới qua nhiều triển lãm quốc tế và đấu giá đình đám thì gần đây, việc tái xuất các tên tuổi hội họa xưa Trường Mỹ thuật Đông Dương tại VN cũng góp phần làm cho thị trường tranh trong nước thêm hấp dẫn, sôi động…
Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Là người con của quê hương Kinh Bắc, bị cuốn hút bởi những hình ảnh mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen qua những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ, khi bén duyên với hội họa, họa sĩ Tú Duyên đã mày mò tìm hiểu và sáng tạo ra kỹ thuật thủ ấn họa.
Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Phái đẹp, một nửa nhân loại của chúng ta có biết bao nhiêu nhà thơ từ xưa đến nay. Khi tôi tìm kiếm những câu thơ mà tôi cho là hay để đưa vào cuốn “Những câu thơ hay Đông-Tây-Kim-Cổ” (Nhà xuất bản giáo dục năm 2013) tôi mới biết được nhiều điều mà lâu nay tôi chưa hiểu hết.