Phóng viên, biên tập viên là những người lính chiến trường chống dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông Lê Hải Bình, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, nhấn mạnh trong bối cảnh chống dịch như chống giặc, báo chí càng cần khẳng định tính chính thống.

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)


Tại buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh vào chiều 24/8, ông Lê Hải Bình, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh báo chí cần khẳng định tính chính thống.

Theo ông Lê Hải Bình, chống dịch như chống giặc và các phóng viên, biên tập viên là những người lính chiến trường. Các phóng viên đã xông pha vào những nơi nguy hiểm nhất, thể hiện qua những tin bài, phóng sự ở ngay giữa tâm dịch, mang đến những hình ảnh chân thực nhất cho người dân.

Trong thời điểm này, các cơ quan thông tấn báo chí là kênh chủ lực đưa "những gì đang diễn ra trong cuộc sống" đến với người dân. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những luồng thông tin từ mạng xã hội, đặt ra những cơ hội và thách thức.

Theo ông Lê Hải Bình, mục tiêu chính hiện nay là an dân, an ninh, an toàn. Mỗi câu chữ báo chí viết ra, người dân đọc và cảm nhận rõ hơi thở cuộc sống, an lòng, có niềm tin và biết được nên làm thế nào để sát cánh cùng với những lực lượng tuyến đầu trong cuộc chiến với đại dịch.

Ông Lê Hải Bình nhấn mạnh bản lĩnh và ý chí của Thành phố Hồ Chí Minh đã được thử thách qua nhiều thăng trầm và sẽ vượt qua được.

Ông Lê Hải Bình cũng biểu dương các cơ quan báo chí trong thời gian qua đã phản ánh rất tốt về các lực lượng trên tuyến đầu chống dịch như y tế, Công an, Quân đội... Nhiều người từ nơi khác đến nhưng không nề hà nguy hiểm, khó khăn, mà xông lên tuyến đầu, tận tình giúp đỡ, cứu chữa, cùng Đảng bộ và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khống chế dịch bệnh.

Bên cạnh đó, nhân dân Thành phố rất yêu thương, tri ân, đùm bọc những cán bộ trên tuyến đầu, thể hiện tình cảm, bản sắc, văn hóa của người dân Thành phố.

Cũng tại buổi họp báo này, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đây là tuần rất quan trọng để Thành phố bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, giảm tỷ lệ tử vong.

Khác với các chiến dịch trước, lần này Thành phố sẽ tập trung xét nghiệm vùng đỏ, vùng cam trước; dự kiến 2 triệu mẫu xét nghiệm sẽ được thực hiện xong theo kế hoạch.

Ngay trong ngày đầu, ngành y tế xét nghiệm được khoảng 170.000 mẫu, qua đó phát hiện hơn 6.000 mẫu dương tính.

Theo ông Hưng, do triển khai khối lượng công việc lớn nên ngành y tế để người dân tự thực hiện test nhanh với sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Thành phố đã hướng dẫn qua 3 kênh: Đài truyền hình thành phố; website của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố (HCDC) và các trung tâm y tế quận, huyện; tờ hướng dẫn cho người dân. Khi thực hiện, cần một người trong gia đình biết làm sẽ hướng dẫn hoặc làm giúp cho cả nhà.

Tính đến ngày 23/8, Thành phố Hồ Chí Minh có 78,9% người dân (trên 18 tuổi) đã tiêm mũi 1 và 3,1% người dân (trên 18 tuổi) được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19; thành lập 274 trạm y tế lưu động.

Theo Thành Chung (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...

Văn hóa báo chí thời đại số

Văn hóa báo chí thời đại số

Từ điểm khởi đầu những năm 1925 cho đến ngày đất nước thống nhất năm 1975, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã đi qua nhiều giai đoạn lịch sử vinh quang, viết nên bao câu chuyện anh hùng của một dân tộc anh hùng.
Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Là người con của quê hương Kinh Bắc, bị cuốn hút bởi những hình ảnh mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen qua những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ, khi bén duyên với hội họa, họa sĩ Tú Duyên đã mày mò tìm hiểu và sáng tạo ra kỹ thuật thủ ấn họa.