Hiểu để mà yêu Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhà dân tộc học nổi tiếng người Pháp Jacques Dournes từng viết: “Nếu phải hiểu để mà có thể yêu Tây Nguyên, thì lại phải yêu để mà có thể hiểu”. Câu nói này trở thành một trích dẫn kinh điển trong các công trình nghiên cứu về Tây Nguyên.
Khi “Tọa độ-Cấu trúc gia đình và xã hội của người Jrai”-tác phẩm được đánh giá là vô cùng quan trọng của Jacques Dournes được xuất bản lần đầu bằng tiếng Việt (Nhà xuất bản Thế giới và Omega Plus, tháng 3-2021), những người yêu văn hóa Tây Nguyên có thêm một niềm vui. Dịch giả Nguyễn Phương Chi đã tặng cho vùng đất Tây Nguyên, con người Jrai và độc giả Việt Nam một bản chuyển ngữ “công phu, trung thực và uyển chuyển”. 
Jacques Dournes ở Tây Nguyên gần 1/4 thế kỷ và xuất bản khoảng 250 công trình, sách, báo nghiên cứu về “miền đất huyền ảo” này. Trong đó, 4 tác phẩm: “Tọa độ-Cấu trúc gia đình và xã hội của người Jrai”, “Miền đất huyền ảo”, “Pơtao, một lý thuyết về quyền lực ở người Jrai Đông Dương” và “Rừng, đàn bà, điên loạn: Đi qua miền mơ tưởng Jrai” là những công trình nghiên cứu tiêu biểu, trở thành bộ tài liệu quý giá về con người và vùng đất Tây Nguyên. Sau tiếng vang lớn từ công trình nghiên cứu “Các dân tộc miền núi Nam Đông Dư­ơng” được Tạp chí Pháp Á ra số đặc biệt (số 49-50) vào mùa xuân năm 1950, nhà dân tộc học Jacques Dournes (bút danh Dam Bo) đã gây sửng sốt khi xuất bản công trình nghiên cứu vô cùng giá trị, công phu có tiêu đề tiếng Việt: “Tọa độ-Cấu trúc gia đình và xã hội của người Jrai” lần đầu tiên năm 1972 (bằng tiếng Pháp).

Độc giả rất bất ngờ trước lối viết duyên dáng của Jacques Dournes. Ông sử dụng cách dẫn dắt câu chuyện bắt đầu từ các truyền thuyết của người Jrai, kết nối các tình tiết để đối chiếu, so sánh với các chỉ dấu đang diễn ra trong đời sống thực tế của người dân bản địa. Cuối cùng, Jacques Dournes đưa ra kết luận về cấu trúc gia đình và xã hội Jrai như: bản chất “mẫu hệ” trong gia đình và xã hội khác với “mẫu quyền” ở phương Tây ra sao; quan hệ đối ứng giữa đàn bà và đàn ông Jrai, mối liên kết giữa con người với tự nhiên như thế nào… Xuyên suốt hơn 400 trang sách, với tâm thế của người trong cuộc, ông giúp độc giả chìm đắm trong một Tây Nguyên hoang dã đầy sắc màu huyền bí, để cùng khám phá không gian văn hóa Jrai ở Đông Dương qua những câu chuyện kể về phong tục tập quán, xã hội của một nhóm dân tộc tiêu biểu trong đại gia đình các dân tộc thiểu số ở Việt Nam còn ẩn chứa nhiều bí mật.

Thêm một cuốn sách có nhiều thông tin giá trị của nhà dân tộc học Jacques Dournes dành cho những người nghiên cứu, yêu văn hóa Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc
Thêm một cuốn sách có nhiều thông tin giá trị của nhà dân tộc học Jacques Dournes dành cho những người nghiên cứu, yêu văn hóa Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc
Tiếp nối thành công, năm 1977, Jacques Dournes cho xuất bản luận án dưới nhan đề: “Pơtao, một lý thuyết về quyền lực ở người Jrai Đông Dương”. Qua công trình này, độc giả biết rằng, Pơtao đã định ra một hệ thống nghi lễ, chính trị của người Jrai, xác lập “một hệ thống chính trị mà không có thể chế chính trị, không có nhà nước, quân đội hay những giáo điều chính trị, tôn giáo”. Một năm sau, Dournes xuất bản công trình tuyệt vời khác, cũng là đỉnh cao cuối cùng của ông, có tiêu đề tiếng Việt: “Rừng, đàn bà, điên loạn: Đi qua miền mơ tưởng Jrai”. Qua từng trang sách, Dournes dẫn dắt độc giả vào cuộc hành trình đi qua “những huyền thoại về cái hiện tại, những mộng mị của con người đang sống hôm nay”, một Jrai nguyên bản mãi trong ông, khiến ông hoài mơ tưởng. “Rừng, đàn bà, điên loạn: Đi qua miền mơ tưởng Jrai” là cách nghĩ, lối sống và quan niệm luyến ái của người Jrai từ góc nhìn của một người trong cuộc.
Nhà văn Nguyên Ngọc-một người rất am tường về Tây Nguyên đã viết: “Cần phải yêu, một tình yêu đầy kính trọng như­ Dam Bo đã yêu đối với đất, nước và ngư­ời Tây Nguyên để hiểu nó một cách thấu đáo, có thể xử lý những câu hỏi không dễ dàng đặt ra vừa bức bách vừa lâu dài. Một con ng­ười không phải là ng­ười Việt Nam mà đã bỏ gần cả 30 năm, những năm dồi dào sức lực, trí tuệ nhất, những năm quý giá nhất của đời mình để cố tìm hiểu và yêu nó”.
Yêu và hiểu, rồi hiểu lại càng yêu là những gì Jacques Dournes đã dâng tặng cho miền đất huyền ảo này qua bộ sách quý giá của ông. Công trình nghiên cứu công phu và đầy nhiệt tâm này đã vư­ợt qua thử thách của thời gian, vẫn còn đó tính thời sự sau hơn nửa thế kỷ. Bằng cách điền dã, sâu sát thực tế vùng đất và đời sống con người để tìm hiểu, nghiên cứu những ngóc ngách, gốc rễ vấn đề cho thấy “những nỗ lực của tác giả trong việc xác nhận các “tọa độ (xã hội) của họ (người Jrai), để nhận diện đúng bản nguyên, căn cước của họ giữa thế giới này. Và cuối cùng, đem đến suy nghĩ về thực trạng và số phận của họ, những khả năng, những thách thức và con đường phát triển của họ trong thế giới ấy hôm nay” như nhà văn Nguyên Ngọc từng giới thiệu về công trình đặc biệt giá trị này.
HOÀNG NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.