Giữ nguyên "linh hồn" đời sống Tây Nguyên qua từng trang sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa cho tái bản tập bút ký viết về Tây Nguyên của nhà văn Nguyên Ngọc - "Các bạn tôi ở trên ấy".
Sách gồm những bút ký về Tây Nguyên: thiên nhiên, con người, văn hóa và Rừng… tất cả đều độc đáo, được khắc họa rõ nét, chạm đến tầng sâu nhất. Với nhà văn Nguyên Ngọc - người đã gắn bó nửa đời với Tây Nguyên, người đã từng ăn ngủ, sống chết với dân làng - thì những gì hiện ra trên từng trang sách, chính là tái hiện lại đời sống của những tộc người Tây Nguyên, tái hiện lại đời sống của đất rừng Tây Nguyên đại ngàn mà "thâm trầm và huyền diệu".
Qua mỗi trang sách, hiển hiện trước mắt người đọc là con người và vùng đất kết dính nhau bằng men say âm thanh cồng chiêng, bằng âm hưởng đàn đá ngàn năm. Người con của núi rừng bên cạnh bếp lửa, người con của núi rừng cùng điệu múa bên ghè rượu cần… họ có nếp đối đãi chân chất, nhân văn không lẫn vào đâu được: "Không bán, nhưng mà cho". Nhà văn Nguyên Ngọc vô cùng khéo léo "tinh chế" để giữ nguyên "linh hồn" của đời sống Tây Nguyên.
 
Tác phẩm viết về Tây Nguyên của nhà văn Nguyên Ngọc. Ảnh: NXB Phụ Nữ Việt Nam
Tác phẩm viết về Tây Nguyên của nhà văn Nguyên Ngọc. Ảnh: NXB Phụ Nữ Việt Nam
Người Tây Nguyên sống thuận theo tự nhiên, họ chọn lối canh tác "luân khoảnh" độc đáo đầy tin tưởng vào Mẹ đất. Ngược lại, thiên nhiên che chở, phục hồi và nuôi dưỡng thể xác, tâm hồn những người con của núi rừng. Con người không bao giờ có thể thoát ra được khỏi rừng, cũng như không bao giờ có thể bứt ra khỏi vòng tuần hoàn bí ẩn muôn thuở, bứt ra khỏi cái hoang dã; luôn bị cái hoang dã ấy vây kín, cuốn hút…
Nhưng đồng thời, mặt khác, con người là người cũng chính bởi vì nó luôn có nhu cầu bứt ra khỏi cái hoang dã, bứt ra khỏi rừng, trở thành xã hội, trở thành văn hóa.
 
Những trang sách viết về Tây Nguyên của Nhà văn Nguyên Ngọc. Ảnh: NXB Phụ Nữ Việt Nam
Những trang sách viết về Tây Nguyên của Nhà văn Nguyên Ngọc. Ảnh: NXB Phụ Nữ Việt Nam
Ngày nay con người dành nhiều thời gian thực hiện những chuyến đi khám phá, trở về với tự nhiên, chúng ta đến một nơi, gõ cửa vào hoang sơ để được hòa mình vào nơi đó trong chuyến du lịch ngắn ngày; người Tây Nguyên ở giữa chiếc nôi tự nhiên vẫn có những chuyến đi như vậy, lúc sống họ đi vào rừng sau mùa vụ (dịp tháng Ninh Nông) - mẹ lúa đã được rước vào trong kho, trút bỏ trang phục và phiền muộn để trở về nguồn, hòa nhịp.
"Các bạn tôi ở trên ấy" có lẽ được Nguyên Ngọc dụng ý như một chùm chìa khóa xanh mà ông thả vào tay bạn đọc: chìa khóa mở cửa những tiếng hát, chìa khóa mở "cánh cửa" nhà rông có chiếc phản thiêng kì bí, chìa khóa hé lộ bí quyết rượu cần của người đàn bà Tây Nguyên, chìa khóa thổi hồn cho chiếc chiêng đồng, tượng nhà mồ…
Theo An Hải (LĐO)

https://dulich.laodong.vn/san-pham/giu-nguyen-linh-hon-doi-song-tay-nguyen-qua-tung-trang-sach-926343.html

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Cùng với sự "vươn khơi" của mỹ thuật VN ra thế giới qua nhiều triển lãm quốc tế và đấu giá đình đám thì gần đây, việc tái xuất các tên tuổi hội họa xưa Trường Mỹ thuật Đông Dương tại VN cũng góp phần làm cho thị trường tranh trong nước thêm hấp dẫn, sôi động…
Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Là người con của quê hương Kinh Bắc, bị cuốn hút bởi những hình ảnh mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen qua những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ, khi bén duyên với hội họa, họa sĩ Tú Duyên đã mày mò tìm hiểu và sáng tạo ra kỹ thuật thủ ấn họa.
Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Phái đẹp, một nửa nhân loại của chúng ta có biết bao nhiêu nhà thơ từ xưa đến nay. Khi tôi tìm kiếm những câu thơ mà tôi cho là hay để đưa vào cuốn “Những câu thơ hay Đông-Tây-Kim-Cổ” (Nhà xuất bản giáo dục năm 2013) tôi mới biết được nhiều điều mà lâu nay tôi chưa hiểu hết.