56 tập thể, cá nhân đạt giải cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ban tổ chức cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” vừa công bố danh sách 4 tập thể và 52 cá nhân đạt giải. Theo đó, các tập thể gồm: Trường THPT Pleiku, Trường THCS Phạm Hồng Thái, Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (TP. Pleiku) đạt giải trường có nhiều thí sinh tham gia nhất; Trường THPT chuyên Hùng Vương đạt giải trường có nhiều thí sinh đạt giải nhất.

  Cán bộ và nhân viên Thư viện tỉnh tập trung cao độ trong khâu tiếp nhận, phân loại bài thi Đại sứ Văn hóa đọc. Ảnh: Phương Vi
Cán bộ, nhân viên Thư viện tỉnh tiếp nhận, phân loại bài thi "Đại sứ Văn hóa đọc" năm 2019. Ảnh: Phương Vi

Từ 29.938 bài tham gia dự thi trong toàn tỉnh, Ban tổ chức đã lựa chọn 52 bài xuất sắc nhất để trao giải. Trong đó có 7 giải nhất, 8 giải nhì, 9 giải ba, 28 giải khuyến khích tương ứng với 7 nội dung gồm: bài viết chia sẻ cảm tưởng hay nhất, câu chuyện sáng tác khuyến đọc hay nhất, câu chuyện sáng tác khuyến đọc hay và có hình minh họa bằng tranh đẹp nhất, bài thơ khuyến đọc hay nhất, câu chuyện viết tiếp hay nhất, câu chuyện viết tiếp song ngữ hay nhất, ý tưởng khuyến đọc sáng tạo và có tính thuyết phục nhất.

Được biết, Ban tổ chức sẽ lựa chọn 20 bài viết xuất sắc nhất ở các nội dung để tham gia vòng chung kết toàn quốc cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” năm 2021 do Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức.

 

PHƯƠNG LINH

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...

Văn hóa báo chí thời đại số

Văn hóa báo chí thời đại số

Từ điểm khởi đầu những năm 1925 cho đến ngày đất nước thống nhất năm 1975, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã đi qua nhiều giai đoạn lịch sử vinh quang, viết nên bao câu chuyện anh hùng của một dân tộc anh hùng.
Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Là người con của quê hương Kinh Bắc, bị cuốn hút bởi những hình ảnh mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen qua những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ, khi bén duyên với hội họa, họa sĩ Tú Duyên đã mày mò tìm hiểu và sáng tạo ra kỹ thuật thủ ấn họa.