Đinh Hlich: Nghệ nhân tâm huyết với âm nhạc truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Không chỉ chỉnh chiêng giỏi nhất vùng, anh Đinh Hlich (làng Tờ Nùng Măng, xã Ya Ma, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) còn chế tác nhiều loại nhạc cụ dân tộc. Đặc biệt, anh luôn nỗ lực truyền lại kiến thức về âm nhạc cho thế hệ trẻ trong làng.
Anh Đinh Hlich là nghệ nhân trẻ duy nhất ở xã Ya Ma biết chế tác các loại nhạc cụ truyền thống của người Bahnar như: đàn đá, đàn t’rưng, đàn goong… Anh dành một góc nhỏ trong nhà để trưng bày các loại nhạc cụ, vật dụng truyền thống do chính tay mình làm ra. Không chỉ có tài chế tác, nghệ nhân 38 tuổi này còn làm say lòng người bởi những thanh âm mang đậm hơi thở của núi rừng.
Từ khi lên 5 tuổi, Hlich đã theo cha và người già trong làng đi biểu diễn vào những dịp lễ mừng lúa mới, đám cưới, bỏ mả... Tối về, khi mọi người đem cồng chiêng và các nhạc cụ ra lau chùi, anh ngồi bên nghe họ phân tích ý nghĩa của từng loại. Lớn hơn, anh được cha hướng dẫn cách đánh chiêng, trống, đàn t’rưng, đàn đá… rồi đam mê lúc nào không hay.
Anh tâm sự: “Âm nhạc Bahnar theo mình từ lúc còn nằm trên lưng mẹ. Rồi niềm đam mê nhạc cụ truyền thống của dân tộc cứ lớn lên dần theo năm tháng. Khi được cha và những người già truyền cảm hứng, mình càng say mê. Mỗi loại nhạc cụ, mình thấy có nét độc đáo riêng nên quyết định dành nhiều thời gian tìm hiểu để có thể chơi hay và chế tác”.
Anh Đinh Hlich nổi tiếng là nghệ nhân đa tài chế tác các loại nhạc cụ dân tộc của người Bahnar. Ảnh: Trần Dung
Anh Đinh Hlich nổi tiếng là nghệ nhân đa tài chế tác các loại nhạc cụ dân tộc của người Bahnar. Ảnh: Trần Dung
Một trong những nhạc cụ nổi tiếng được anh Hlich chế tác là đàn đá. Theo anh, để làm một bộ đàn đá cũng khá dày công, tốn sức. Anh cho biết: “Làng mình từ lâu không còn ai biết làm và chơi đàn đá. Sau khi tham gia một số lễ hội ở các địa phương khác, mình bỗng nhớ lại âm thanh của loại đàn này và bắt đầu mày mò tìm cách chế tác. Mình đã ở ngoài bãi đá gần 10 ngày chỉ để tìm những viên đá có thanh âm khác nhau. Sau đó, mình về gọt giũa, đục đẽo chúng để trở thành những viên đá có âm thanh như ý muốn”. Rồi bộ đàn đá ấy đã được chơi trong những ngày lễ hội của làng, được anh và các bạn trẻ trong làng đưa đi biểu diễn ở các cuộc thi.
Già làng Đinh Têl chia sẻ: “Đinh Hlich còn trẻ nhưng rất đa tài. Nhờ có nó mà âm thanh của đàn đá xuất hiện trở lại sau nhiều năm vắng bóng ở Tờ Nùng Măng. Nó còn là đứa chịu khó học hỏi để trở thành nghệ nhân chỉnh chiêng, chế tác nhạc cụ. Có Hlich, lũ trẻ trong làng cũng được truyền lửa đam mê, theo học đàn, học nhạc”.
Quả như lời già làng Đinh Têl, nhiều bạn trẻ trong làng đã tìm đến ngôi nhà nhỏ của anh Hlich chỉ để “mục sở thị” bộ đàn đá, để được tận tai nghe anh đánh đàn. Và rồi, ai cũng thích, cũng say mê tiếng đàn trong trẻo được phát ra từ bộ đàn đá. 
Nhiều người trẻ trong làng đến tìm hiểu cây đàn đá anh Hlich vừa chế tác. Ảnh Trần Dung
Nhiều thanh thiếu niên trong làng đến tìm hiểu cây đàn đá anh Hlich vừa chế tác. Ảnh: Trần Dung
Để cây đàn đá vào góc nhà, anh Hlich lấy ra cây đàn t’rưng rồi bảo: “Mình mới làm xong đấy. Cũng không nhớ nổi đây là cây đàn t’rưng thứ bao nhiêu mình đã làm”. Anh Hlich cho rằng, âm sắc của đàn t’rưng hơi đục, tiếng không vang xa nhưng khá đặc biệt. Nghe tiếng đàn t’rưng có cảm giác như tiếng suối róc rách, tiếng thác đổ, tiếng xào xạc của rừng tre nứa khi gió thổi. “Mới đầu cũng làm hư, làm sai nhưng từ từ rồi mình dần quen, giờ thì làm thành thạo rồi. Hiện nay, nhiều người đặt mua đàn t’rưng do mình làm”-anh Hlich vui mừng nói.
Khi tận mắt chứng kiến góc phòng nhỏ chứa đầy nhạc cụ, vật dụng truyền thống do chính tay anh Hlich chế tác, chúng tôi khá bất ngờ. Từ đàn đá, đàn t’rưng, đàn goong… cho đến những cây tiêu, cây nỏ đều được để gọn gàng, ngăn nắp. 
Chị Đinh Thị Nguyên-Bí thư Đoàn xã Ya Ma-cho biết: “Ngoài việc giỏi chế tác nhạc cụ, anh Đinh Hlich còn thành công trong việc “truyền lửa” đam mê nhạc cụ truyền thống của dân tộc cho thế hệ trẻ trong làng. Anh còn là một trong những thành viên kỳ cựu của đội cồng chiêng xã. Anh cùng bà con tham gia nhiều cuộc thi và giành nhiều giải thưởng”. 
TRẦN DUNG

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.