Người giữ hồn Kơ toang - Tiếng trống giao duyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dù đã 82 tuổi, nhưng già Lê Văn Ru, người Chăm H’roi, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định, vẫn giữ đam mê với tiếng trống Kơ toang. Loại nhạc cụ này đang dần bị mai một theo thời gian nên dù tuổi đã cao, sức khỏe ngày càng yếu dần nhưng già Ru vẫn đau đáu giữ được hồn trống Kơ- toang của người Chăm H’roi.
Học “lỏm” từ già làng
Ngôi nhà cấp bốn của già Lê Văn Ru nằm ở khu phố Hiệp Hội (thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh). Trong căn phòng nhỏ, già Ru trưng bày một số dụng cụ truyền thống của đồng bào Chăm H’roi, cùng với đó là nhiều bức ảnh của ông khi đi tham gia các sự kiện văn hóa.
Đã ở tuổi xưa nay hiếm, dù đôi chân không còn linh hoạt vì bị căn bệnh thần kinh tọa, nhưng niềm đam mê với nhạc cụ truyền thống của già vẫn vẹn nguyên.

Già Lê Văn Ru (bên trái) tham gia một nghi lễ của đồng bào Chăm Hroi. Ảnh: Nguyễn Tri
Già Lê Văn Ru (bên trái) tham gia một nghi lễ của đồng bào Chăm Hroi. Ảnh: Nguyễn Tri
Lúc mới 18 tuổi, cậu bé Ru đã từ mày mò học cách đánh trống Kơ toang. Ban đầu là học “lỏm” từ già làng, các nghệ nhân thông qua các buổi tập văn nghệ, hội diễn, hội thi trống Kơ toang của làng, thị trấn.
Nhận thấy tiếng trống có nhiều điểm hấp dẫn, thú vị, nên sau đó, ông đến tận nhà già làng nhờ chỉ dẫn và chơi trống thành thạo cho đến nay.
Trống Kơ toang còn hay gọi là trống giao duyên, trống gọi bạn, trống đối thoại… Người Chăm H’roi thường dùng Kơ toang hòa âm với chiêng ba.
Thú vị nhất là hình thức song tấu, tức đánh theo lối đối đáp. Khi ấy, cả nhạc cụ và người chơi sẽ cùng toát lên nét phóng khoáng, ngẫu hứng, mạnh mẽ. Hai người chơi đứng đối nhau, vừa nhún nhảy, hai tay vỗ liên hồi vào hai mặt trống “nói chuyện”.
Tiếng trống nhẹ nhàng, khoan thai khi đôi bên yêu mến nhau. Nhưng khi giận dữ, nhịp trống giật cục, tiếng vỗ lạch bạch tỏ rõ thái độ với đối phương. Người Chăm H'roi trò chuyện, cãi vã, hòa giải hay bày tỏ lời yêu bằng tiếng trống Kơ-toang cũng vì lẽ đó.
Chưa có sự quan tâm đúng mức
Già Ru là người thông thạo tất cả các nhạc cụ Chăm Hroi, các làn điệu dân ca và cả những nghi thức xa xưa. Ngoài việc tổ chức những nghi lễ trong làng, ông còn thường xuyên đem văn hóa Chăm Hroi đi biểu diễn ở nhiều nơi.
Vì lo nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình mai một, nên ông Ru đã tận tay dạy nghề cho con trai mình, anh Lê Văn Tây. Đến nay, anh Tây đã chơi thành thạo loại nhạc cụ này và là người trẻ hiếm hoi của khu phố Hiệp Hội giữ được nhịp trống Kơ toang.
“Nhà có 6 đứa con nhưng chỉ có một đứa con chơi được, còn những đứa khác cũng tập, cũng đam mê nhưng không biết là không biết” – ông Ru thở dài.

Dù đã 82 tuổi, nhưng già Lê Văn Ru vẫn giữ đam mê với tiếng trống Kơ toang. Ảnh: Nguyễn Tri
Dù đã 82 tuổi, nhưng già Lê Văn Ru vẫn giữ đam mê với tiếng trống Kơ toang. Ảnh: Nguyễn Tri
Dù tuổi đã cao nhưng ông Ru vẫn chưa thôi suy nghĩ làm sao duy trì tiếng trống Kơ toang cho con cháu đời sau. Dù rất tâm huyết với công việc này, nhưng ông cũng phải lắc đầu vì thế hệ trẻ bây giờ không còn thích đánh trống, có những người thích, muốn học thì lại không có năng khiếu.
Ngoài ra, các lớp đào tạo, hướng dẫn cách chơi trống Kơ-toang cho các thế hệ trẻ người Chăm H’roi lâu nay không được tổ chức. Hiện nay, việc truyền nghề chỉ diễn ra nội bộ trong gia đình, theo kiểu cha, mẹ truyền, con theo học.
Chị Chăm Soi Hơ Muốch - cán bộ văn hóa - xã hội UBND thị trấn Vân Canh cho biết, số nghệ nhân chơi thạo trống Kơ toang hiện rất ít.
Để bảo tồn, lưu giữ tiếng trống Kơ toang, chị Muốch mong muốn chính quyền địa phương, ngành Văn hóa tỉnh, huyện quan tâm hỗ trợ mở các lớp đào tạo, truyền dạy cách đánh trống Kơ toang cho thế hệ trẻ có niềm đam mê, nhằm giữ gìn nét văn hóa truyền thống này.
Ông Nguyễn Xuân Việt - Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Canh cho biết, tới đây, huyện sẽ kiểm kê các loại hình di sản văn hóa trên địa bàn huyện có chất lượng, hiệu quả; qua đó phân loại và sưu tầm các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đặc trưng để trưng bày tại Nhà văn hóa truyền thống huyện.
Đồng thời, in 1 bộ sách về kho tàng văn học dân gian, các lễ hội, các trò chơi, trò diễn của các dân tộc; các phong tục, tín ngưỡng, các nghi lễ; các loại hình nghệ thuật biểu diễn như âm nhạc, múa… văn hóa ẩm thực, các đặc sản vùng miền, các nghề truyền thống...
NGUYỄN TRI (LĐO)

https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/nguoi-giu-hon-ko-toang-tieng-trong-giao-duyen-880128.ldo

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.