Tạm ngừng tổ chức lễ hội nếu dịch bệnh bùng phát, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đây là yêu cầu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Công văn gửi các địa phương về việc phòng, chống dịch Covid-19 trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, trong bối cảnh mùa lễ hội đang đến gần.

 Nếu dịch bệnh bùng phát, sẽ tạm dừng tổ chức lễ hội
Nếu dịch bệnh bùng phát, sẽ tạm dừng tổ chức lễ hội


Công văn số 5050/BVHTTDL-VHCS gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai các biện pháp an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch nêu rõ: Để tiếp tục quán triệt nghiêm, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện mục tiêu kép: vừa sẵn sàng phòng, chống dịch, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội đồng thời nâng cao năng lực, hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành tại địa phương nghiêm túc thực hiện quy trình phòng chống dịch Covid-19 trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành; Chỉ đạo các doanh nghiệp lữ hành, khu, điểm, cơ sở lưu trú du lịch, kinh doanh dịch vụ du lịch; các cơ sở hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao; bảo tàng, ban quản lý di tích danh lam thắng cảnh; các Ban/Trung tâm quản lý Di sản Thế giới, Ban tổ chức lễ hội áp dụng quy trình phòng chống dịch Covid-19 theo nội dung các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
 
Bộ cũng yêu cầu các cơ sở lưu trú du lịch đăng ký và khai báo an toàn Covid-19 hằng ngày theo hướng dẫn tại Công văn số 4159/BVHTTDL-TCDL ngày 9-11-2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để kết nối với hệ thống an toàn Covid quốc gia.
 
Bộ đề nghị các địa phương tổ chức các phương án về bảo đảm an ninh, an toàn cho người lao động, khách du lịch, người tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, khách tham quan bảo tàng và các di sản văn hóa, người tham gia lễ hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh trên các panô, bảng hướng dẫn, tờ rơi, loa phát thanh… cho nhân dân tại các điểm du lịch; bảo tàng, di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh; các cơ sở hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao; địa điểm tổ chức lễ hội.
 
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng cho biết, sẽ tạm ngừng tổ chức lễ hội theo quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29-8-2018 của Chính phủ về quản lý và tổ chức lễ hội trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng; Giảm quy mô, điều chỉnh hình thức, thời gian tổ chức lễ hội để đảm bảo các điều kiện về phòng, chống dịch bệnh.
 
Công văn cũng đưa ra yêu cầu bắt buộc đối với người dân phải đeo khẩu trang khi tham gia các hoạt động du lịch; hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao tại nơi công cộng; tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; tham gia lễ hội theo hướng dẫn của ngành y tế.
 
Các địa phương cũng cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước tại các địa phương.
 
Công văn cũng nêu rõ, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành tại địa phương chủ động tổ chức thực hiện, bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và báo cáo kết quả về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Cục Văn hóa cơ sở) trước ngày 29-1-2021 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
 

 

http://www.baolamdong.vn/vhnt/202101/tam-ngung-to-chuc-le-hoi-neu-dich-benh-bung-phat-nguy-co-lay-nhiem-trong-cong-dong-3038683/

Theo nhandan.com.vn/LĐ online

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.