Nhìn lại 12 kỳ đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Bảo tàng Lịch sử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức triển lãm để nhìn lại sự hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ 1925-1927, tại nhà số 13, đường Văn Minh (Quảng Châu, Trung Quốc), Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã mở các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Tranh trưng bày tại triển lãm. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Từ 1925-1927, tại nhà số 13, đường Văn Minh (Quảng Châu, Trung Quốc), Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã mở các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Tranh trưng bày tại triển lãm. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)



Ngày 19/01, lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Đảng Cộng sản Việt Nam-Từ Đại hội đến Đại hội” đã diễn ra tai Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Trưng bày do Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức nhân kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2021), hướng tới chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Với hơn 200 tài liệu, hiện vật, hình ảnh tiêu biểu được lựa chọn, trưng bày phản ánh sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, các kỳ Đại hội và các hoạt động hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Phần thứ nhất giới thiệu về vai trò của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc tiếp thu, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin để thành lập một chính đảng ở Việt Nam; sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

 

 Các đại biểu tham quan triển lãm. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Các đại biểu tham quan triển lãm. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)


Tài liệu, hiện vật trưng bày tiêu biểu gồm: Bản án chế độ thực dân Pháp, Báo Thanh niên, Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ở phần thứ hai, người xem sẽ được nhìn lại 12 kỳ Đại hội Đảng với những quyết sách đúng đắn, mạnh mẽ, sáng suốt; những thắng lợi của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tài liệu, hiện vật trưng bày tiêu biểu gồm: báo cáo, diễn văn, văn kiện, nghị quyết của Đảng; bản thảo bài viết, bài nói chuyện của các đồng chí Tổng Bí thư; phù hiệu, huy hiệu của các đại biểu dự Đại hội Đảng, tranh cổ động các kỳ Đại hội; tặng phẩm của nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế tặng Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ Đại hội…; những tác phẩm, hình ảnh, bài nói chuyện, bài viết về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đào tạo đội ngũ cán bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Tổng Bí thư…

Triển lãm cũng dành không gian để giới thiệu về công tác chuẩn bị cho Đại hội: Đại hội Đảng các cấp, hội nghị lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng… thông qua trưng bày các dự thảo báo cáo, văn kiện, ý kiến đóng góp của nhân dân; hình ảnh hoạt động hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.


 

 Bộ đồ trà nhân dân Trung Quốc tặng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, tháng 2 năm 1951. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Bộ đồ trà nhân dân Trung Quốc tặng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, tháng 2 năm 1951. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)


Đặc biệt, trong trưng bày lần này, Bảo tàng Lịch sử quốc gia ứng dụng công nghệ trình chiếu (media) hiện đại nhằm không chỉ đổi mới trưng bày mà còn góp phần cung cấp thông tin phong phú hơn để thu hút khách tham quan.

Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, tiến sỹ Nguyễn Văn Đoàn cho biết: “Trưng bày nhằm mục đích góp phần giúp công chúng, đặc biệt là cán bộ, Đảng viên trẻ hiểu rõ hơn về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; 12 kỳ Đại hội Đảng với những thắng lợi, thành tựu, bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng; từ đó thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, hòa bình, phát triển”.

Trưng bày mở cửa đến hết tháng 5 năm 2021 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, 25 Tông Đản, Hà Nội.

 

Theo Minh Thu (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...

Văn hóa báo chí thời đại số

Văn hóa báo chí thời đại số

Từ điểm khởi đầu những năm 1925 cho đến ngày đất nước thống nhất năm 1975, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã đi qua nhiều giai đoạn lịch sử vinh quang, viết nên bao câu chuyện anh hùng của một dân tộc anh hùng.
Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Là người con của quê hương Kinh Bắc, bị cuốn hút bởi những hình ảnh mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen qua những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ, khi bén duyên với hội họa, họa sĩ Tú Duyên đã mày mò tìm hiểu và sáng tạo ra kỹ thuật thủ ấn họa.