Mục sở thị cơ sở làm trâu linh vật trang trí Tết ở Phố núi Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Những ngày này, các cơ sở điêu khắc, mỹ thuật ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tất bật hoàn thiện những mô hình linh vật của năm với đủ hình dáng và màu sắc theo nhu cầu của khách hàng.
- Ảnh 1: Chúng tôi ghé thăm cơ sở điêu khắc Nguyễn Vinh (26A Phù Đổng, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) để “mục sở thị” quy trình tạo ra những con trâu-linh vật của năm Tân Sửu-để trang trí Tết.
Cơ sở điêu khắc Nguyễn Vinh (26A Phù Đổng, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) là nơi được nhiều khách hàng đặt làm trâu linh vật để trang trí trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

- Ảnh 2: Chị Lê Thị Ngọc-chủ cơ sở điêu khắc Nguyễn Vinh-cho biết, bên cạnh sản xuất tượng, phù điêu, non bộ, vẽ tranh trang trí... mỗi dịp Tết đến Xuân về, cơ sở còn nhận thêm các hợp đồng làm linh vật của năm bằng xi măng, thạch cao hoặc nhựa tổng hợp compusite.
Chị Lê Thị Ngọc-chủ cơ sở điêu khắc Nguyễn Vinh-cho biết, bên cạnh sản xuất tượng, phù điêu, non bộ, vẽ tranh trang trí... mỗi dịp Tết đến, cơ sở còn nhận thêm các hợp đồng làm linh vật của năm bằng xi măng, thạch cao hoặc nhựa tổng hợp composite. Năm nay, ngoài các nhà hàng, quán cà phê, karaoke, homestay đặt làm trâu vàng trang trí, cơ sở còn hợp đồng với Công ty TNHH một thành viên Công trình đô thị Gia Lai để thực hiện 6 chú trâu hoạt hình, cách điệu trang trí tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). 

- Ảnh 5: Để hoàn thiện một con trâu mất trung bình khoảng 1 tuần và phải trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên, căn cứ vào bản vẽ mẫu, người thợ sẽ tiến hành làm cốt bằng sắt và tre.
Để hoàn thiện một con trâu mất trung bình khoảng 1 tuần và phải trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên, căn cứ vào bản vẽ mẫu, người thợ sẽ tiến hành làm cốt bằng sắt và tre.
a
Tiếp đến là khâu tạo hình con vật bằng đất sét. Theo chia sẻ của chủ cơ sở, đây là công đoạn khó nhất vì nó quyết định độ hoàn hảo và hồn cốt cho thành phẩm.
- Ảnh 7: Khi tạo hình, đòi hỏi người thợ phải thật tỉ mỉ và khéo léo ở từng chi tiết. Việc này giúp tiết giảm thời gian cho các khâu tiếp theo.
Khi tạo hình đòi hỏi người thợ phải thật tỉ mỉ và khéo léo ở từng chi tiết. Việc này giúp tiết giảm thời gian cho các khâu tiếp theo.
- Ảnh 8: Sau khi đúc khuôn thạch cao sẽ đến công đoạn đổ nhựa hoặc xi măng tạo hình hoàn chỉnh cho linh vật. Sản phẩm tiếp theo sẽ được làm mịn bề mặt để sẵn sàng cho khâu sơn vẽ.
Sau khi đúc khuôn thạch cao sẽ đến công đoạn đổ nhựa hoặc xi măng tạo hình hoàn chỉnh cho linh vật. Sản phẩm tiếp theo sẽ được làm mịn bề mặt để sẵn sàng cho khâu sơn vẽ.

- Ảnh 9: Công đoạn sơn vẽ trang trí cũng không kém phần quan trọng để “thổi hồn” vào linh vật. Tùy theo yêu cầu của khách mà cơ sở tạo hình và màu sắc giống trâu thật hoặc cách điệu thành trâu vàng, trâu hoạt hình.
Công đoạn sơn vẽ trang trí cũng không kém phần quan trọng để “thổi hồn” vào linh vật. Tùy theo yêu cầu của khách mà cơ sở tạo hình và màu sắc giống trâu thật hoặc cách điệu thành trâu vàng, trâu hoạt hình.

- Ảnh 10: Chị Ngọc cho hay, đến thời điểm hiện tại, cơ sở của chị đã hoàn thiện hơn 20 con trâu cho khách hàng ở TP. Pleiku, huyện Đak Đoa và các địa phương lân cận như Kon Tum, Đà Nẵng... với giá dao động từ 4-6 triệu đồng/con tùy theo chất liệu. Số còn lại sẽ bàn giao từ nay đến 23 tháng Chạp. Hai kích thước chính mà cơ sở sản xuất là 1,5x2,3 mét và 1,2x2,3 mét. Trâu bằng xi măng nặng khoảng 200 kg, còn trâu bằng nhựa nặng không quá 40 kg.
Chị Ngọc cho hay, đến thời điểm hiện tại, cơ sở của chị đã hoàn thiện hơn 20 con trâu cho khách hàng ở TP. Pleiku, huyện Đak Đoa và các địa phương như Kon Tum, Đà Nẵng... với giá dao động 4-6 triệu đồng/con tùy theo chất liệu. Số còn lại sẽ bàn giao từ nay đến 23 tháng Chạp. Linh vật trâu mà cơ sở sản xuất chủ yếu có kích thước 1,5x2,3 m và 1,2x2,3 m. Trâu bằng xi măng nặng khoảng 200 kg, còn trâu bằng nhựa nặng không quá 40 kg.
- Ảnh 11: Hình ảnh con trâu từ xưa tới nay đều rất gần gũi và thân thiết với con người Việt Nam nói chung và người nông dân nói riêng. Trâu là biểu tượng cho đức tính hiền lành, chịu khó, sự bền bỉ và mạnh mẽ; đồng thời cũng là hiện thân cho sự no ấm, đủ đầy. Vì vậy, linh vật của năm này được nhiều người ưa chuộng để trang trí sân vườn đón Tết Tân Sửu sắp đến.
Hình ảnh con trâu từ xưa tới nay đều rất gần gũi và thân thiết với người Việt Nam. Trâu là biểu tượng cho đức tính hiền lành, chịu khó, sự bền bỉ và mạnh mẽ; đồng thời cũng là hiện thân cho sự no ấm, đủ đầy. Vì vậy, linh vật của năm này được nhiều người ưa chuộng để trang trí sân vườn đón Tết Tân Sửu sắp đến.
HỒNG THI (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...

Văn hóa báo chí thời đại số

Văn hóa báo chí thời đại số

Từ điểm khởi đầu những năm 1925 cho đến ngày đất nước thống nhất năm 1975, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã đi qua nhiều giai đoạn lịch sử vinh quang, viết nên bao câu chuyện anh hùng của một dân tộc anh hùng.
Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Là người con của quê hương Kinh Bắc, bị cuốn hút bởi những hình ảnh mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen qua những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ, khi bén duyên với hội họa, họa sĩ Tú Duyên đã mày mò tìm hiểu và sáng tạo ra kỹ thuật thủ ấn họa.