Việt Nam xác lập 3 kỷ lục thế giới mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 20.12 tại TP.HCM, cuộc hội ngộ lần thứ 41 với chủ đề “Hoa tre - Trăm năm chỉ nở một lần. Kỷ lục gia - Trọn đời sáng tạo tinh hoa” do T.Ư Hội Kỷ lục gia Việt Nam - Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) tổ chức, tiếp tục khẳng định những cống hiến xuất sắc của các kỷ lục gia Việt Nam với nhiều công trình có ý nghĩa to lớn vì cộng đồng được Liên minh Kỷ lục thế giới (WorldKings) ghi nhận.

Giáo sư - viện sĩ Hoàng Quang Thuận (phải) trao bằng xác lập kỷ lục cho linh mục Tạ Huy Hoàng - Ảnh: NGỌC DƯƠNG
Giáo sư - viện sĩ Hoàng Quang Thuận (phải) trao bằng xác lập kỷ lục cho linh mục Tạ Huy Hoàng - Ảnh: NGỌC DƯƠNG


Giáo sư - viện sĩ Hoàng Quang Thuận, Viện trưởng Viện Công nghệ - Viễn thông (Viện Hàn lâm khoa học - công nghệ Việt Nam), Chủ tịch Hội đồng sáng lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, thành viên Hội đồng Liên minh Kỷ lục thế giới, đã đánh trống khai mạc cuộc hội ngộ và trao các bằng xác lập kỷ lục, kỷ niệm chương… tại sự kiện.

Nhiều hạng mục quan trọng đã được trao như 3 kỷ lục thế giới mới của Việt Nam do WorldKings xác nhận: thạc sĩ - kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long - Người đầu tiên sáng tạo và tái hiện các mô hình về nhiều công trình di sản kiến trúc nổi tiếng trên thế giới bằng nghệ thuật BOARC, kỷ lục gia Võ Thị Kim Hoàng (Nam Hương) - Người phụ nữ sở hữu 13 bộ sưu tập đa dạng chủng loại nhất được sưu tầm trong 53 năm tại nhiều quốc gia trên thế giới và kỷ lục gia Nguyễn Văn Phúng - Bộ sưu tập bonsai và tiểu cảnh mini với số lượng lớn nhất thế giới.

Bên cạnh đó, Viện Nội dung kỷ lục thế giới trao 10 đĩa vàng Cống hiến đến: Anh hùng - trung tướng Phạm Tuân - nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Việt Nam; Giáo sư - võ sư - kỷ lục gia Ngô Xuân Bính; Kỷ lục gia thế giới Đoàn Việt Tiến; Kỷ lục gia châu Á Hàn Tấn Quang; Kỷ lục gia châu Á Trương Hán Minh; Các doanh nhân, kỷ lục gia: Nguyễn Văn Đệ, Đồng Đức Chính, Nguyễn Quang Toàn; Bác sĩ - kỷ lục gia châu Á Nguyễn Văn Xáng, TS Lê Thanh Bình - Viện trưởng Viện Độc bản Việt Nam.

Tại cuộc hội ngộ, VietKings cũng trao tặng biểu tượng Hoa tre cho các kỷ lục gia tiêu biểu và đặc biệt là VietKings cùng Tâm Trí Lực và Kỷ lục gia Siêu trí nhớ thế giới Nguyễn Phùng Phong chính thức ra mắt dự án Siêu trí nhớ học đường, với những bí kíp ghi nhớ kiến thức để học tập tốt dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12.

Theo LÊ CÔNG SƠN (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...