Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2020: Thiếu chuyên nghiệp, giảm sức hút

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 11-12, Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam năm 2020 kết thúc tại Hà Nội. Đây là sự kiện lớn được tổ chức 5 năm/lần nhằm công bố các tác phẩm nghệ thuật xuất sắc của giới mỹ thuật. Tuy nhiên, ngoài việc thiếu sức hút do chưa có nhiều tác phẩm gây ấn tượng thì những sự cố do thiếu chuyên nghiệp trong công tác tổ chức đã phần nào làm giảm sức hút của triển lãm năm nay. 

Khách xem Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2020 tổ chức tại Hà Nội
Khách xem Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2020 tổ chức tại Hà Nội
Vắng những tác phẩm nổi bật
Theo PGS-TS Nguyễn Nghĩa Phương, trong lĩnh vực đồ họa, đã xuất hiện một số nghệ sĩ trẻ khẳng định tên tuổi của mình. Một nhóm thế hệ mới đang nối tiếp với sự cởi mở hơn về các hình thức và chất liệu thể hiện. “Tuy nhiên, có thể thấy rằng, không phải tất cả những gì đã diễn ra trong sáng tác mỹ thuật 5 năm gần đây đều hiện diện tại Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2020”, PGS-TS Nguyễn Nghĩa Phương cho hay. Cùng chung nhận định này, nhà điêu khắc Đoàn Văn Bằng, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, cho rằng, triển lãm đã có sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng về ngôn ngữ tạo hình trong điêu khắc và kỹ thuật xử lý chất liệu hiện đại. Xuất hiện tác phẩm của những gương mặt nghệ sĩ trẻ nhiều tiềm năng, triển vọng trong tương lai.
Dưới góc nhìn khắt khe hơn, nhà nghiên cứu lý luận và phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật phê bình mỹ thuật, Hội Mỹ thuật Việt Nam, cho rằng, các sáng tác kém chất lượng (về kỹ thuật) ngày càng vắng trong triển lãm tầm cỡ, chứng tỏ trình độ sáng tác đã được nâng lên trong toàn quốc, nhưng ngược lại, nhưng tác giả có tên tuổi cũng ít tham gia ở những triển lãm chung như thế này. Theo ông, sự đáng tiếc dễ nhận thấy trong triển lãm là sự tự bó hẹp cách thức sáng tác của rất nhiều nghệ sĩ trẻ. “Họ đặt vấn đề giống nhau, cách thể hiện cũng có vài kiểu thức dễ nhận ra, bên cạnh việc sử dụng ảnh chụp tư liệu ở mức độ tối đa cũng làm giảm sự ngẫu hứng và đi sâu vào tự nhiên. Sự khuôn sáo của nghệ thuật thời chống Mỹ từng được đề cập, nay thể hiện ở một cách khác với các sự kiện xã hội khác. Nghệ thuật có lẽ cần phản ánh xã hội có tính viễn vọng và gợi ý, hơn là tiếp cận thô thiển, trong đó đời sống tâm hồn quan trọng hơn hình thức bên ngoài”, nhà phê bình Phan Cẩm Thượng nhận xét. 
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến triển lãm dù có hơn 3.500 tác phẩm gửi về tham dự, nhưng hội đồng giám khảo và ban tổ chức đã không chọn được tác phẩm trao giải nhất.
Nhiều sự cố
Thay vì tạo được một sự kiện mang tính tổng kết để chỉ ra những khuynh hướng sáng tác, sức sống của mỹ thuật trong cuộc sống đương đại, thì Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2020 lại quá nổi bật với nhiều sự cố trong khâu tổ chức. Ngay trước thềm khai mạc triển lãm chính thức, dư luận xôn xao trước thông tin một số tác phẩm gửi tham gia triển lãm bị trầy xước hoặc dính sơn tường khiến nghệ sĩ bức xúc, tố ban tổ chức thiếu trách nhiệm bảo quản tác phẩm và rút tác phẩm khỏi hoạt động này.
Nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng cũng cho hay, từ những năm 1960 của thế kỷ trước đến nay, đã có rất nhiều cuộc triển lãm, tác phẩm bị hỏng hóc, thậm chí mất tranh. Tuy nhiên, không ai kêu ca gì nên sự việc cũng nhanh chóng bị quên lãng. Nếu công tác tổ chức triển lãm vẫn giữ như thế thì tình trạng hư hỏng tác phẩm, thậm chí mất tác phẩm gửi trưng bày vẫn có thể xảy ra. Bởi lẽ, hoạt động tổ chức vẫn rất nghiệp dư.
“Hiện Việt Nam chưa có công ty vận chuyển riêng cho nghệ thuật. Chúng ta mới có công ty vận chuyển hàng hóa và vẫn đang xếp vận chuyển tác phẩm nghệ thuật chung với vận chuyển hàng hóa. Người công nhân vận chuyển không quan tâm đến tác phẩm nghệ thuật mà coi đó là thùng hàng”, nhà phê bình Phan Cẩm Thượng nói. Về việc trưng bày cũng thiếu chuyên nghiệp tương tự, bởi chưa có công ty chuyên về trưng bày. Không có công ty trưng bày tranh chuyên nghiệp và nghệ sĩ cũng không tham gia bảo hiểm tác phẩm. Đó là thực tế của mỹ thuật Việt Nam.
Cũng liên quan tới những sự cố trầy xước, thậm chí là treo ngược tác phẩm nghệ thuật trong triển lãm, họa sĩ Lê Anh Vân cho rằng: “Bên cạnh thái độ cầu thị, rút kinh nghiệm từ đơn vị tổ chức, theo tôi, cũng cần phải có những chia sẻ về mặt vật chất đối với các tác giả”. Cũng từng là “nạn nhân” từ một số cuộc triển lãm trước đó, họa sĩ Lê Anh Vân cho rằng, rất cần thiết phải có đội ngũ tổ chức triển lãm, vận chuyển mỹ thuật chuyên nghiệp để các họa sĩ có thể an tâm gửi gắm tác phẩm của mình.
Khẳng định quy mô và ý nghĩa đặc biệt của hoạt động này, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Tạ Quang Đông cho biết, từ năm 2020, triển lãm sẽ được tổ chức định kỳ 3 năm/lần. Song, công chúng có quyền nghi ngờ về chất lượng của một hoạt động lớn nếu vẫn tiếp tục với cách tổ chức như vậy.
MAI AN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.