Cái đẹp trong văn học dân gian Jrai, Bahnar

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cái đẹp ở đây được hiểu trong phạm vi nghệ thuật dưới góc nhìn chủ quan đối với khách thể của một người hay một lớp người trong cùng môi trường, không gian và thời gian nhất định. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến cái đẹp dưới góc nhìn chân thực cuộc sống của cộng đồng dân tộc bản địa, cụ thể là lĩnh vực tình yêu lứa đôi được thể hiện trong văn học dân gian của người Jrai, Bahnar.
Những nhân vật lý tưởng trong sử thi (hri/hơamon) của các dân tộc bản địa Tây Nguyên, ta thường bắt gặp hình ảnh trai tài, gái sắc, như: Đăm Noi, Hbia Răk, Hbia Drang… Đó là những con người có sức mạnh như thần có thể dời non lấp bể, có tài trí hơn người; các cô gái thì đẹp tựa như hoa rừng, như sông suối trong nguồn, siêng năng và có ích cho mọi người.
Mô tả người con trai đẹp (Diông) dưới con mắt của nàng Bia Vai và Bia Drang Maih trong sử thi Bahnar Diỡ Hao Jrang: “Đẹp sáng cả mặt nước/chói chang cả lá rừng/xinh như ong vò vẽ/gọn hơn thân nhện đực/thon thả tựa ong chúa”. Cũng lối tả này để diễn đạt cái đẹp ngoại hình: “Bụng chàng nhỏ như người ta nén/lưng chàng thon như thân cây đẽo/mắt chàng đẹp như trăng ngày rằm chiếu sáng…”.
Và ở người con gái, những nét chuẩn về cái đẹp theo quan niệm của cộng đồng Bahnar xưa: “Răng trắng má lại hồng/xinh tươi chẳng ai bằng/chân đi không vòng kiềng/lưng thẳng chẳng hề gù/tóc mượt mà không xù/đầu càng không hề nhọn/cổ nàng càng không ngắn…”.
Tả về nét đẹp của Bia Brâu trong Hơamon Bia Brâu: “Bước đi uyển chuyển nhẹ nhàng/lung linh sáng cả một vùng xung quanh/Sáng ngời bắp chân-sấm dữ dội/Sáng chói đầu gối-giông tố nổi/sáng trắng bắp đùi-mưa ngập nguồn sông Ba, sông Ayun/ba trăm lớp váy màu đen thẫm/da thịt vẫn như lúc khỏa thân…”. Ở đây, đoạn mô tả về người con gái đẹp vừa cụ thể vừa có nét khái quát với góc nhìn từ xa đến gần mang yếu tố chủ quan, cùng độ rung cảm chân thật với niềm đam mê mãnh liệt. 
Cũng lối diễn đạt về cái đẹp của người con gái theo mô típ này, người Jrai đã tả: “Bắp vế em như cọng môn/bắp đùi em như cây chuối/thân em như lá cót/em đẹp quá em ơi!”.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Có thể nói, với 2 cách diễn tả về cái đẹp của phụ nữ ở người Bahnar và người Jrai tuy có khác nhau về cường độ của chủ thể nhưng sự thể hiện hết sức chân thực, truyền thống và cũng rất hiện đại. Đối với người đàn ông, ngoài vẻ đẹp hình thức, trong góc nhìn của người phụ nữ, họ còn yêu cầu về phẩm chất, đó là sự phóng khoáng, lòng dũng cảm và siêng năng. Họ coi thường những kẻ đóng khố mà chỉ lang thang nơi gầm nhà sàn, chân cầu thang, lại thêm “cái cuốc không biết cầm/con dao chẳng biết chặt…”.
Trong tình yêu nam nữ, người con trai cũng như con gái Bahnar, Jrai bao giờ cũng đặt nặng tính thủy chung làm đầu. Ở các bài dân ca, ca dao về tình yêu đôi lứa đã thể hiện khá tập trung về chủ đề này: “Ta gặp nhau, biết nhau như Yàng đã sắp đặt cho ta bên nhau suốt đời/dù có chết phải chôn chung một hòm như đã hứa và hãy đi chung một đường đến tận nơi cuối trời…” (dân ca Jrai).
Các cung bậc tình yêu đôi lứa, có khi mặn nồng nhưng có lúc hờ hững, nhạt nhòa và người phụ nữ luôn là người chịu nhiều thiệt thòi, mất mát: “Anh ơi! ngày xưa chúng mình ăn cơm cùng nồi, ăn canh cùng bát, uống nước cùng bầu. Mà giờ đây anh đã quên, tình anh đã tàn phai…” (dân ca Jrai). Chuyện “tham đó bỏ đăng” trong tình cảm lứa đôi cũng không phải là điều hiếm gặp: “Hãy về nhà đi anh/đừng tham chi tôm dưới suối/đừng mê chi cá dưới sông…”.
Qua một số dẫn chứng trong văn học dân gian ở cộng đồng Jrai, Bahnar, có thể thấy, sự quan sát, diễn đạt về cái đẹp và tình yêu hết sức độc đáo từ những hình tượng vừa cụ thể vừa khái quát nói lên được các cung bậc của cảm xúc, thể hiện được chân thực cuộc sống.
Với lối so sánh một cách hình tượng và cách nói đối song trùng thông qua các hình ảnh cụ thể, gần gũi trong đời sống sinh hoạt hàng ngày đã tạo ra mối liên tưởng đầy sinh động làm cho người đọc, người nghe có xúc cảm thẩm mỹ và thấu hiểu. Nếu ta tìm hiểu sâu thêm về ngôn ngữ của từng dân tộc bản địa và tâm lý cộng đồng, chắc chắn sẽ còn nhiều điều thú vị.
BÙI QUANG VINH

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.