Hội Nhà văn Việt Nam thu hồi quyết định kết nạp đối với tác giả Dương Thiên Lý

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đạo thơ nhiều lần, nhưng không hiểu sao tác giả Dương Thiên Lý vẫn vượt qua được hai vòng xét duyệt để trở thành tân hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Tuy nhiên, mới đây, Hội Nhà văn Việt Nam vừa có quyết định thu hồi quyết định kết nạp hội viên đối với bà Dương Thiên Lý.



Như Báo SGGP đã đưa tin, trong đợt kết nạp hội viên mới đây của Hội Nhà văn Việt Nam, tác giả Dương Thiên Lý đến từ Bình Phước là một trong 20 tác giả chuyên ngành văn xuôi được kết nạp năm nay. Có điều, tác giả này đã có nhiều lần đạo thơ, từng được báo chí và dư luận lên tiếng, nhưng không hiểu sao vẫn vượt qua “cửa ải” xét duyệt của Hội Nhà văn Việt Nam để trở thành hội viên.

Vào năm 2014, Báo SGGP đã có bài viết về câu chuyện này, đồng thời chỉ ra 5 lần đạo thơ của tác giả Dương Thiên Lý. Cụ thể:

Vụ thứ nhất: Đạo bài thơ Trên núi của nhà thơ Nguyệt Hồ trong tập thơ Lời cô đơn (NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, xuất bản năm 2000). Năm 2003, Dương Thiên Lý đạo lại và sửa bài thơ trên thành Người tôi yêu in chung trong tập thơ Tình yêu cuộc sống (NXB Thanh Niên).

Vụ thứ hai: Cũng trong tập thơ Lời cô đơn có bài thơ Canh ba. Dương Thiên Lý đã “đạo” nguyên bản đem in chung trong tập thơ Lửa tình yêu cùng các tác giả Ngân Hoàn, Hà Cao Khải, Phạm Thị Thu Hồng; giấy phép do NXB Thanh Niên cấp năm 2002.

Tiếp đến, vào tháng 4-2011, Dương Thiên Lý đã lấy nguyên bản và sửa lại đầu đề bài thơ Trăng hạ huyền Hồ Gươm của nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm (đã in trong tập Sương Hồ Tây - Mây Tháp Bút, NXB Hội Nhà văn ấn hành và đăng trên mạng xã hội của nhà thơ), thành bài Mi trăng, rồi gửi đăng Tạp chí Văn nghệ Bình Phước số 3-2011, phát hành tháng 4-2011.

Vụ thứ tư: Bài thơ Đất mũi của nhà thơ Trần Quang Quý đã được đăng trên báo mạng, Dương Thiên Lý đã “đạo” gần như nguyên bản (cắt bài thơ thành nhiều câu ngắn để làm thành bài thơ Phù sa Đất Mũi và gửi Tạp chí Văn nghệ Bình Phước đề nghị đăng nhưng đã bị Ban biên tập tạp chí này phát hiện.

Vào ngày 8-8-2013, Dương Thiên Lý đã đạo toàn bộ ý thơ, thay đổi, thêm thắt một số câu từ bài thơ Miền ký ức của tác giả Trần Văn Hà, từng được đăng trên Tạp chí Văn nghệ Bình Phước số 1 xuân 2008, và đặt tên khác là Cảm tác Bom Bo do Dương Thiên Lý vừa mới sáng tác và đem ra giao lưu trong chi hội.

Sau khi báo chí và dư luận lên tiếng, mới đây, vào ngày 14-11, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã quyết định thu hồi quyết định kết nạp Hội Nhà văn Việt Nam năm 2020 đối với bà Dương Thiên Lý.

Thông báo có đoạn: “Tiếp thu ý kiến của hội viên, sau khi xin ý kiến của Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh đã quyết định thu hồi Quyết định Kết nạp Hội Nhà văn Việt Nam năm 2020 đối với bà Dương Thiên Lý ở Bình Phước, vì đạo thơ”.

Động thái của Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam trong việc thu hồi quyết định kết nạp hội viên đối với bà Dương Thiên Lý được xem là một việc làm kịp thời và cần thiết. Nhất là hiện nay, trong thời buổi giới chuyên môn và công chúng đang lên tiếng mạnh mẽ trước tình trạng đạo văn, xâm phạm bản quyền.

Theo QUỲNH YÊN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Cùng với sự "vươn khơi" của mỹ thuật VN ra thế giới qua nhiều triển lãm quốc tế và đấu giá đình đám thì gần đây, việc tái xuất các tên tuổi hội họa xưa Trường Mỹ thuật Đông Dương tại VN cũng góp phần làm cho thị trường tranh trong nước thêm hấp dẫn, sôi động…
Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Là người con của quê hương Kinh Bắc, bị cuốn hút bởi những hình ảnh mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen qua những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ, khi bén duyên với hội họa, họa sĩ Tú Duyên đã mày mò tìm hiểu và sáng tạo ra kỹ thuật thủ ấn họa.
Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Phái đẹp, một nửa nhân loại của chúng ta có biết bao nhiêu nhà thơ từ xưa đến nay. Khi tôi tìm kiếm những câu thơ mà tôi cho là hay để đưa vào cuốn “Những câu thơ hay Đông-Tây-Kim-Cổ” (Nhà xuất bản giáo dục năm 2013) tôi mới biết được nhiều điều mà lâu nay tôi chưa hiểu hết.