Nghệ sĩ sáng tạo và nhà phê bình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Là một chiến sĩ công an trẻ đam mê văn chương, Võ Chí Nhất vừa cho ra mắt tập sách thứ 3 Nghệ sĩ sáng tạo và nhà phê bình (sau tiểu thuyết Hoàng cung và tập truyện Khiếu ăn mày) với đề tài, văn phong hấp dẫn và độc đáo theo lối riêng của mình.

Bìa tập sách
Bìa tập sách "Nghệ sĩ sáng tạo và nhà phê bình" của nhà văn trẻ Võ Chí Nhất - ẢNH: H.M


Nghệ sĩ sáng tạo và nhà phê bình (Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM, 2020) dẫn dắt bạn đọc đi vào những câu chuyện trinh thám hấp dẫn, thú vị, đôi khi như diễn biến tự nhiên qua 13 câu chuyện xoay quanh nhân vật Hà “ớt” - một nữ chiến sĩ cảnh sát hình sự.

Có thể nói Võ Chí Nhất đã tận dụng được ưu thế là một chiến sĩ công an trẻ thế hệ 9x, với những kinh nghiệm có được do quan sát, tìm hiểu cuộc sống dưới nhiều góc độ, ngóc ngách đời thường, để thấy được những điều bản chất đằng sau hiện tượng, sự việc. Chính vì vậy, truyện đề tài trinh thám của Võ Chí Nhất không bị mòn và non tay như cái “bẫy” dễ mắc của thể loại còn ít người sáng tác ở Việt Nam lựa chọn này. Người đọc cũng có thể thấy được đằng những câu chuyện đó là những cảm xúc, ý nghĩa nhân văn, khi nhân vật được xây dựng bằng cả tính cách, nội tâm, như câu văn tác giả viết: “Hà thấy chua xót lắm. Cái cảm giác hả hê khi săn tìm kẻ thủ ác đã bị nỗi xót xa mất mát đánh gục” (Một cuộc đổ vỡ).

Về cuốn sách trinh thám mới này của nhà văn - chiến sĩ công an hiện đang sống và làm việc ở Củ Chi, TP.HCM, nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Hòa nhận xét: “Nghệ sĩ sáng tạo và nhà phê bình gây ấn tượng cho người đọc không phải bởi tính chất phức tạp, gay cấn của những vụ án, mà nó nằm ở phương diện nhân vật. Người đọc dễ bị lôi cuốn bởi lối kể chuyện có duyên, lúc nhanh, lúc chậm, lúc gay cấn, gấp gáp, lúc kéo dài ra rất tự nhiên, khách quan và hóm hỉnh… Võ Chí Nhất đã có những thể nghiệm bước đầu trong cách viết truyện trinh thám - dòng văn học mà các cây viết trẻ Việt Nam còn “ngại” khai thác và khám phá”.

Theo HẠ MINH (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.