Mùa lụt đọc Ăn để nhớ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Ăn để nhớ, nhưng ở đây không có đặc sản thời trân, không có sơn hào hải vị. Đây là những mắm, những cà, những canh, những cá từ rau quả vườn nhà, bờ giậu, từ chợ quê mùa rộ giá rẻ như cho.

Ảnh: P.VŨ
Ảnh: P.VŨ


Đây là bàn tay của bà, của mẹ chăm chút, nếm nêm để những rau cá quen thuộc rẻ tiền cũng biến thành món ngon cho con cho cháu và rồi biến thành miền nhớ khi những đứa trẻ lớn lên.

Đây là những tính toán chắt chiu, tảo tần vén khéo đã được truyền đời của những người phụ nữ quê nghèo để chồng con vừa được bữa no, lại vừa được thưởng thức lắm hương nhiều vị giữa cảnh nhà nghèo, quê khó, mùa lụt vẫn còn hũ mắm, hũ dưa cà...

Đây không chỉ là những món ăn, cũng không chỉ là mẹ, là má của riêng tác giả, lại cũng không chỉ là quê hương Hội An, dù chỉ riêng Hội An đã đủ cho hàng chục cuốn sách rồi.

Đây là xứ Quảng, là miền Trung, là Việt Nam, đi đâu đâu tới những làng quê cũng gặp những bà mẹ nghèo đang tảo tần hôm sớm, tất bật giữa chợ, tay chọn lựa mớ rau, con cá, trong lòng tính toán xem mua bao nhiêu thì đủ cho bữa cơm, cá kho thế nào cho rục, rau bỏ vào nồi ra sao để được xanh…

Những tất bật, vất vả, chắt chiu dung chứa một trời yêu thương, dung chứa một bể sâu thăm thẳm của ký ức truyền đời.

Những câu chuyện tác giả Kim Em viết quanh mâm cơm nhà mình hôm nay được chắt lọc từ cả tuổi thơ quanh gian bếp của mẹ.

Mẹ thì thủ thỉ những câu chuyện, lời dặn dò của bà ngoại. Và bà ngoại nữa, cũng đã từng như vậy. Rồi đến lượt những cô con gái Bầu, Bí của chị hôm nay sẽ đọc, sẽ kể lại, dù cuộc sống đã khác xưa lắm rồi.

Vì vậy, đọc Ăn để nhớ hôm nay sẽ không chỉ nhớ cá, nhớ mắm, nhớ rau của những ngày nào, không chỉ nhớ Hội An. Đọc sách ngày hôm nay mà thấm, mà hiểu những hạt mồ hôi miền Trung, những người con của miền Trung.

Nhất là trong những ngày này, khi miền Trung đang ngập trong biển nước, mỗi ngày lại có những nỗi đau đến không khóc được.

Đọc về những món ăn - nhớ về những làng quê nghèo - ngẫm từ trong ruột những vị mặn ngọt chát đắng ngẫm đi, hiểu rằng vì sao mà người miền Trung "trời hành cơn lụt mỗi năm" nhưng vẫn "còn da lông mọc, còn chồi nảy cây".

Theo PHẠM VŨ (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...