Cẩn trọng khi cách điệu trang phục dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày nay, nhiều bài hát và điệu múa truyền thống của cộng đồng các dân tộc được sân khấu hóa, trở thành món ăn tinh thần đối với khán giả. Đáp ứng xu hướng đó, trang phục truyền thống cũng được biến tấu để phù hợp hơn khi biểu diễn trên sân khấu. Dù vậy, theo những người có chuyên môn, việc cách điệu cũng cần chừng mực để truyền đạt đúng giá trị văn hóa, thẩm mỹ vốn có của mỗi dân tộc.
Ngôn ngữ của trang phục
Nhằm phát huy giá trị nghệ thuật ca múa của cộng đồng các dân tộc nói chung và dân tộc Jrai, Bahnar nói riêng, các biên đạo múa trong tỉnh đã kỳ công tìm tòi, sáng tạo để đưa chúng lên sân khấu. Đi kèm với từng tiết mục là những bộ trang phục truyền thống vốn đã trở thành điểm nhận diện độc đáo của mỗi dân tộc từ kiểu dáng, đường nét đến màu sắc, hoa văn.
Ví như trang phục của phụ nữ Bahnar nổi bật với những đường nét hoa văn duyên dáng chạy dọc theo thân váy, viền quanh gấu áo với sắc đỏ nổi trên nền chỉ trắng. Tay áo chỉ được đính nhẹ vào phần vai, khi mặc có thể xỏ tay vào hoặc không. Áo của đàn ông Bahnar thường không tay, toát lên vẻ khỏe khoắn, hoa văn trang trí là những thanh kiếm hay công cụ lao động được cách điệu đẹp mắt.
Còn trang phục của dân tộc Jrai lại trầm hơn với gam màu tối, hoa văn tùy theo từng nhóm mà màu sắc, hình dạng khác nhau. Trang phục của dân tộc Mông lại có hoa văn khá sặc sỡ, phần chân váy xòe rộng, đính những dây hạt cườm óng ánh, khi đi tạo tiếng động vui tai…
Do đó, khi đưa trang phục của các dân tộc lên sân khấu biểu diễn đòi hỏi người biên đạo có sự am hiểu nhất định để tránh sự cách điệu quá đà, khiến việc truyền đạt giá trị văn hóa, thẩm mỹ bị sai lệch.
Trang phục truyền thống của các dân tộc cần được sân khấu hóa một cách cẩn trọng. Ảnh: Phương Linh
Cần có sự cẩn trọng khi cách điệu trang phục truyền thống của các dân tộc. Ảnh: Phương Linh
Là biên đạo múa chuyên nghiệp, Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng-Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai, người có nhiều tác phẩm đạt giải cao trong các kỳ liên hoan, hội diễn cấp khu vực và toàn quốc-chia sẻ: “Khi tham gia các kỳ liên hoan, hội diễn, tôi thường cố gắng khai thác các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của các dân tộc trong tỉnh đưa vào từng điệu múa để giới thiệu đến bạn bè trong nước, quốc tế. Trang phục là điều làm nên hồn cốt của một tác phẩm. Dù điệu múa có đẹp, diễn viên có xuất sắc thế nào nhưng trang phục không phù hợp thì không thể giúp khán giả hình dung được hết đời sống sinh hoạt, văn hóa mà mình muốn thể hiện”.
Không chỉ trên sân khấu chuyên nghiệp mà các buổi biểu diễn ở cơ sở cũng rất cần sự cẩn trọng khi sử dụng trang phục dân tộc. Trao đổi về vấn đề này, bà Bùi Thị Thắm-Phó Trưởng phòng Văn hóa-Văn nghệ quần chúng (Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San) cho hay: “Là đơn vị trực tiếp xuống các thôn, làng trong tỉnh để biểu diễn, chất liệu văn hóa dân tộc chính là yếu tố giúp chúng tôi tạo được sự gần gũi, gắn kết với bà con, tăng hiệu quả tuyên truyền. Đối tượng thụ hưởng nghệ thuật là bà con các dân tộc nên chúng tôi càng đặc biệt chú ý từ lời nói, câu hát, điệu múa đến trang phục. Nhầm lẫn hay cách tân quá đà sẽ gây phản tác dụng, khiến bà con không ủng hộ mình nữa”.
Cẩn trọng khi cách điệu
Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng cũng cho rằng cách điệu trang phục để phát huy giá trị tác phẩm là điều cần thiết song phải chừng mực. Trang phục của người Bahnar hay Jrai thì phần váy không thể xẻ lên quá đùi, áo dù ngắn cũng không thể hở bụng, hở ngực, không đính quá nhiều hạt cườm. Đặc biệt, kiểu dáng, màu sắc, hoa văn trên trang phục của dân tộc này không thể gắn vào điệu múa, ca khúc của dân tộc khác.
Trang phục của các dân tộc Tây Nguyên không thể giống với trang phục các dân tộc Tây Bắc. Váy áo của người Bahnar không thể nhầm lẫn với người Jrai. Khăn đội đầu của người Jrai Mthur không thể đội lên đầu người Jrai Arap… Trước đây, đã từng có sự nhầm lẫn nghiêm trọng như lấy chiếc khăn Piêu-khăn đội đầu của phụ nữ dân tộc Thái-quấn thành tấm khố của nam giới trên một chương trình truyền hình và kết quả là tiết mục này đã bị phản ứng dữ dội từ phía cộng đồng.
Việc nhầm lẫn và cách điệu quá đà trang phục truyền thống hiện vẫn xảy ra chủ yếu trong các chương trình nghệ thuật quần chúng. Sự nở rộ các cơ sở cho thuê trang phục biểu diễn nhưng thiếu kiến thức văn hóa dân tộc đã khiến những tiết mục văn nghệ trở nên khập khiễng, không ăn nhập. Một ca khúc mang âm hưởng Tây Nguyên nhưng người biểu diễn lại diện váy xòe, khăn đội đầu và cầm ô, có chàng trai múa khèn phụ họa là không thể chấp nhận song vẫn thường thấy.
Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng nêu quan điểm: “Mỗi nghệ sĩ, diễn viên dù chuyên hay không chuyên đều phải có kiến thức và hiểu biết nhất định về trang phục biểu diễn. Những người làm công tác văn hóa ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc nắm bắt, nhận diện và góp ý cho đội ngũ hoạt động nghệ thuật biết thế nào là phù hợp và không phù hợp, từ đó sử dụng trang phục truyền thống trên sân khấu một cách hợp lý. Điều này sẽ giúp đồng bào các dân tộc thêm tự hào về truyền thống văn hóa của mình để giữ gìn, phát huy, đó mới là điều đáng quý”.
PHƯƠNG LINH

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.