Nguyễn Thanh Việt - nhà văn gốc Việt đầu tiên vào ủy ban chấm giải Pulitzer

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thông báo của Hội đồng Pulitzer xác nhận không chỉ là người gốc Việt đầu tiên, giáo sư Nguyễn Thanh Việt còn là người Mỹ gốc Á duy nhất từ trước đến nay tham gia chấm giải thưởng danh giá của Mỹ.

Giáo sư Nguyễn Thanh Việt - Ảnh chụp màn hình vietnguyen.info
Giáo sư Nguyễn Thanh Việt - Ảnh chụp màn hình vietnguyen.info



"Đây là một vinh dự khi được chọn vào hội đồng chấm giải Pulitzer. Là một người may mắn từng nhận giải, tôi hiểu tầm ảnh hưởng của giải thưởng tới sự nghiệp của người cầm bút và nhận thức của độc giả ra sao. Tôi rất vui được tham gia vào công việc quan trọng của hội đồng", giáo sư Nguyễn Thanh Việt chia sẻ trên Twitter cá nhân ngày 9-9.

Nguyễn Thanh Việt hay Viet Thanh Nguyen là tác giả của tiểu thuyết được viết bằng tiếng Anh tên The Sympathizer (tạm dịch: Cảm tình viên) xuất bản năm 2015. Quyển sách đã gây tiếng vang lớn khi thắng giải Pulitzer cho các tác phẩm hư cấu năm 2016 cùng nhiều giải thưởng khác sau đó.

Năm 2017, tuyển tập truyện ngắn The Refugees của Nguyễn Thanh Việt thu hút sự chú ý rộng rãi tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Tập truyện ngắn với lời đề từ "tặng những người tị nạn, ở bất cứ đâu” sau đó đã được xuất bản tại Việt Nam với tên gọi Người tị nạn.

Theo trang web của Hội đồng Pulitzer, Nguyễn Thanh Việt hiện là giáo sư tại Đại học Nam California đồng thời là một cây bút bình luận của tờ New York Times.

Đánh giá về sự gia nhập của nhà văn gốc Việt, đồng chủ tịch hội đồng giám khảo Pulitzer - ông Stephen Engelberg và bà Aminda Marqués Gonzalez - nhấn mạnh: "Những trải nghiệm ấn tượng của Nguyễn Thanh Việt trong vai trò tiểu thuyết gia, nhà báo, người viết tiểu luận và một học giả giúp ông trở thành nhân tố mới tuyệt vời cho hội đồng giám khảo giữa thời đại đầy biến động".

Sinh ra tại Buôn Mê Thuột năm 1971 và đến Mỹ sau năm 1975, Nguyễn Thanh Việt từng chia sẻ ông hi vọng sẽ sớm có được bản tiếng Việt của Người tị nạn để cha mình có thể đọc.

Tác phẩm gần đây nhất của ông là Chicken of the Sea, một quyển sách dành cho thiếu nhi viết chung với con trai 6 tuổi. Nguyễn Thanh Việt đang hoàn thiện The Committed, cuốn tiếp theo của tiểu thuyết The Sympathizer dự kiến ra mắt vào năm sau.

 

Joseph Pulitzer, một nhà báo người Mỹ gốc Hungary, là cha đẻ của giải thưởng Pulitzer. Trước khi qua đời, ông đã để lại tài sản tích cóp cùng di nguyện muốn mở một trường đào tạo báo chí và một giải thưởng dành cho người cầm bút.

Giải Pulitzer được trao lần đầu vào năm 1917. Hội đồng chấm giải Pulitzer gồm 19 thành viên có nhiệm kỳ 3 năm.


Theo BẢO DUY (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...