Thư viện tỉnh nhân rộng mô hình đọc sách online

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhằm thu hút bạn đọc trong khoảng thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Thư viện tỉnh đã thực hiện các clip đọc sách online đăng tải trên website, mạng xã hội Facebook. Việc làm này góp phần đẩy mạnh phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Từ đầu năm đến nay, Thư viện tỉnh đã thực hiện gần 100 clip với các chuyên mục như: “Cùng bạn đọc sách”, “Điểm sách”, “Giới thiệu sách”… Bối cảnh là những góc quen thuộc tại thư viện như kệ sách, bàn bạn đọc hoặc từ chính kệ sách tại nhà của mỗi cán bộ, nhân viên. Tùy vào nội dung của cuốn sách được giới thiệu mà đội ngũ làm clip lựa chọn đưa thêm những hình ảnh phù hợp. Các clip được chia thành 3 tuyến nội dung rõ ràng phục vụ bạn đọc mọi lứa tuổi và đáp ứng nhu cầu đọc đa dạng.
Ở chuyên mục “Giới thiệu sách”, Thư viện tỉnh lựa chọn những tác phẩm được bạn đọc yêu thích như: “Nhà giả kim” (Paulo Coelho), “Muôn kiếp nhân sinh” (Nguyên Phong), “Lời vàng trao con” (Nguyễn Ngọc Ký), “Cha và con” (Hồ Phương)… Mục “Điểm sách” lại có nội dung liên quan đến các sự kiện, ngày lễ trọng đại của đất nước; tiêu biểu như: “Một thời hoa lửa” (nhiều tác giả), “Mãi mãi tuổi hai mươi” (Nguyễn Văn Thạc), “Búp sen xanh” (Sơn Tùng), “Nhật ký trong tù” (Hồ Chí Minh), “Không phải huyền thoại” (Hữu Mai), “Hải chiến Gạc Ma-Trường Sa năm 1988-Khúc tráng ca bất tử” (nhiều tác giả)… Còn sách dành cho các em thiếu nhi thường là truyện cổ tích, ngụ ngôn, đơn cử: “Khi mẹ vắng nhà”, “Mèo con lười tắm”, “Gà trống kiêu căng”, “Truyện cổ Andersen”, “Cáo và dê”, “Ông Nghè hóa cọp”… Đặc biệt, các cuốn sách hướng dẫn cách thức phòng-chống dịch Covid-19 cũng được quan tâm giới thiệu. Mặc dù chưa chuyên nghiệp, song bằng lối dẫn chuyện mộc mạc, giọng đọc truyền cảm, ấm áp của chính những nhân viên thư viện, nội dung các cuốn sách được biên tập cô đọng, súc tích cùng hình ảnh minh họa đẹp mắt, nhiều clip đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo độc giả.
Chị Nguyễn Thị Hạnh-nhân viên Phòng Phục vụ (Thư viện tỉnh) giới thiệu sách dành cho thiếu nhi. Ảnh: Phương Linh
Chị Nguyễn Thị Hạnh-nhân viên Phòng Phục vụ (Thư viện tỉnh) giới thiệu sách dành cho thiếu nhi. Ảnh: Phương Linh
Bà Nguyễn Thị Thủy-Giám đốc Thư viện tỉnh-cho hay: “Khi dịch Covid-19 bùng phát, nhận thấy lượng bạn đọc đến thư viện giảm hẳn, chúng tôi đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm duy trì phong trào đọc sách. Ngoài việc duy trì tổ chức ngày hội đọc sách, Thư viện tỉnh triển khai kế hoạch đọc sách online. Mỗi cán bộ, nhân viên có trách nhiệm tìm kiếm những cuốn sách hay, đọc và viết giới thiệu, lên ý tưởng kịch bản, thu âm, quay hình và dựng thành clip hoàn chỉnh để đăng tải lên website, Facebook. Mặc dù bận rộn với công tác chuyên môn nhưng khi được giao nhiệm vụ này, ai cũng háo hức thực hiện”.
Chị Lê Thanh Phương-Phó Trưởng phòng Phục vụ, chị Nguyễn Thị Hạnh-nhân viên Phòng Phục vụ, anh Nguyễn Hoàng Nam-nhân viên Phòng Biên mục và Xử lý tài liệu là những gương mặt quen thuộc trong các clip đọc sách online của Thư viện tỉnh. Nếu chị Phương ghi điểm nhờ sự dẫn chuyện duyên dáng thì chị Hạnh được các em nhỏ yêu thích bởi giọng kể nhí nhảnh, vui tươi; còn anh Nam lại đem đến cho bạn đọc các bài cảm nhận sách với chất giọng ấm áp, truyền cảm. Chị Phương chia sẻ: “Để làm được một clip giới thiệu sách là công sức của nhiều người. Chúng tôi mỗi người phụ trách một việc, từ viết kịch bản, quay phim, dẫn chuyện đến khâu hậu kỳ. Ban đầu, ai cũng lúng túng nhưng dần dần chúng tôi tự hoàn thiện, cải thiện chất lượng qua từng clip với mong muốn đem đến cho bạn đọc những cuốn sách hay và ý nghĩa nhất”.

Bà Nguyễn Thị Thủy-Giám đốc Thư viện tỉnh: “Thời gian đến, ngoài chú trọng khâu chọn lựa đầu sách thú vị, chúng tôi tìm cách thể hiện mới lạ và đầu tư nhiều hơn kỹ thuật hình ảnh, âm thanh. Hy vọng qua các clip, bạn đọc tìm được cho mình những cuốn sách ưng ý, góp phần thúc đẩy văn hóa đọc ngày thêm phát triển”.

Ngoài những clip đọc sách online do Thư viện tỉnh thực hiện còn có các clip do chính bạn đọc “nhí” thực hiện. Em Bùi Phạm Thu Uyên (lớp 3, Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, TP. Pleiku) tự làm một clip nhỏ để giới thiệu những cuốn truyện tranh như: “Chiếc gương kỳ diệu”, “Bác sĩ Daisy”, “Một ngày lộng gió”... Uyên bày tỏ: “Em rất thích đọc sách và thường đến Thư viện tỉnh mượn về nhà đọc. Đọc sách giúp em hiểu biết thêm nhiều kiến thức và em mong được chia sẻ những kiến thức ấy đến với mọi người. Em cũng thường xuyên xem các clip giới thiệu sách của các cô chú tại Thư viện tỉnh thực hiện và tìm được nhiều cuốn sách hay cho mình. Vì vậy, em cũng nhờ mẹ quay clip giới thiệu và đọc truyện để có thể giới thiệu sách đến nhiều bạn khác”. 

PHƯƠNG LINH

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.