Phan Lan Hương: Dịu dàng "Hoa tím ngày xưa"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phan Lan Hương là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai, chuyên ngành biểu diễn. Trong khoảng thời gian 5 năm (2015-2020), chị khiến người yêu văn chương ở Phố núi không khỏi ngạc nhiên khi lần lượt ra mắt 2 tập thơ “Mùa thu xanh” và “Hoa tím ngày xưa”. Chị tâm sự rằng, 2 tập thơ chính là những cảm xúc chân thật mà chị ghi lại từ sau khi nghỉ hưu, những dòng cảm xúc ấy như “của để dành” mà chị muốn lưu giữ lại.
Tập “Hoa tím ngày xưa” được Nhà Xuất bản Hội Nhà văn cấp phép, gồm hơn 60 bài thơ với nội dung khá phong phú vừa ra mắt độc giả trong những ngày tháng 8 này. Nếu thường xuyên dõi theo quá trình sáng tác, người đọc có thể dễ dàng nhận ra vẫn là một Phan Lan Hương đằm thắm, dung dị, chân thực trong từng câu chữ. Xuyên suốt “Hoa tím ngày xưa” là tình cảm sâu nặng với những miền đất mà chị gắn bó, những con người mà chị mến yêu.
Đó là quê hương chị, vùng đất Quảng Ngãi dãi dầu nắng gió luôn đau đáu trong tâm khảm người con xa xứ, để khi đặt chân đến quê rồi mà thấy vừa lạ vừa quen: “Tết này về quê ăn Tết/đường xưa chân bước ngập ngừng/bầu trời như quen như lạ/ngỡ ngàng mưa bụi rưng rưng” (Về quê ăn Tết).
Đó là Pleiku-nơi chị gắn bó nhiều thập kỷ, nơi chị học tập, công tác; nơi chị đã tạo dựng và vun vén hạnh phúc cho mình. Vậy nên chị dành khá nhiều cảm xúc cho Phố núi thân thương: “Mây giăng mềm/phố nhỏ chiều nay/Pleiku mùa xanh gió/mặt Biển Hồ/lao xao gợn sóng/sắc hoa vàng đong đưa/con đường mắc võng” (Phố xưa).
Bìa tập thơ “Hoa tím ngày xưa”. Ảnh: Khánh Châu
Bìa tập thơ “Hoa tím ngày xưa”. Ảnh: Khánh Châu
Nhà chị Phan Lan Hương nằm khiêm nhường bên con đường có hàng thông cổ thụ được coi là đẹp nhất Pleiku. Bước vào ngôi nhà ấy, ngồi ở phòng khách là có thể nghe tiếng thông reo vi vút. Tôi đồ rằng, một không gian quanh năm thanh tĩnh và gợi cảm giác lãng mạn như vậy, chẳng khác gì “chất xúc tác” cho một hồn thơ có cơ duyên bộc lộ. Hàng thông trước nhà ấy được chị rất nhiều lần đưa vào thơ: “Thông sau mùa thắp lửa/con phố mù sương”(Phố xưa); “Vòm thông xanh/nghiêng đùa trong gió” (Chạm).
Và còn nhiều lắm những không gian hiện diện trong thơ Phan Lan Hương, khắc khoải nhớ nhung có, bồn chồn mong ngóng có, khao khát gặp gỡ có… Có nơi chị đã từng đến như Đà Lạt, Tam Quan, Tây Trà; lại có cả những địa danh chị chưa hề đặt chân như xứ Lạng, Trường Sa, cũng khiến người đọc có cảm giác chị đã gửi gắm rất nhiều tình cảm như đã yêu mến tự bao giờ.
Qua cách đặt nhan đề và cả những lời đề tặng, ta có thể nhận thấy đối tượng trữ tình được phản ánh và người đọc cụ thể mà tác giả hướng tới. Đó là những người thân yêu quanh chị. Với họ, chị bộc lộ tận cùng mọi cung bậc cảm xúc. Tiếng kêu thảng thốt đến xé lòng của đứa con xa không kịp về chứng kiến giây phút cuối đời của người cha: “Con gái về thăm ba/đã không còn kịp/...con không nghe được/lời trăn trối của ba” (Ba ơi không kịp nữa). Tương tự như vậy là câu hỏi ngác ngơ: “Mẹ bây giờ không biết ở đâu?/Nghe trong tiếng gió tái tê sầu/Ngõ trước vườn sau buồn cô quạnh/Tro tàn bếp lạnh lòng quặn đau” (Cho hỏi mẹ tôi đâu?). Và còn nhiều lắm những tình cảm chị gửi gắm vào thơ, nhờ thơ tâm sự với thầy-cô giáo cũ, với bạn bè, tỏ một tiếng lòng đồng cảm với những người làm mẹ có những đứa con bị di chứng của chất độc da cam… Qua đó, ta gặp một Phan Lan Hương chan chứa yêu thương với người, với đời.
Nếu chưa gặp Phan Lan Hương ngoài đời, chỉ đọc thơ chị thôi, sẽ rất dễ nhầm rằng chị đang ở tuổi chớm yêu trong những bài thơ tình. Thơ tình của chị cực kỳ trong trẻo, đúng như nhận xét của nhà thơ Hồ Nghĩa Phương-Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi trong lời giới thiệu tập sách: “Đọc thơ Phan Lan Hương và nghe giọng nói dịu dàng của chị, nếu ai không biết thì sẽ nghĩ chị còn trẻ lắm”. Này đây: “Anh viết bài thơ tình tặng em/giữa mùa hè nắng cháy/phượng sân trường/bừng soi lửa hạ/hồng đôi má em” (Nguyên màu thời gian) hay: “Người hẹn cùng ta/về thăm trường cũ/kỷ niệm xưa/tưởng đã rêu mờ” (Hẹn).
Thế nhưng, bên cạnh những dòng thơ tình tươi trẻ ấy, là một Phan Lan Hương ở độ chín đằm sau tất cả những trải nghiệm về đời người. Sự chín đằm ấy thể hiện đằng sau câu chữ: “Nhắm mắt/chưa phải đã xuôi tay/tìm quên/phải đâu là thôi nhớ” (Giấc mơ trưa) và: “Chưa kịp đêm đã ban mai/sâu trong tiềm thức biết ai có còn”…
Thơ Phan Lan Hương dẫu không có sự mới lạ đột phá hay kỳ công xây dựng cấu tứ theo thi pháp, học thuật cao siêu, nhưng chính bởi sự dung dị trong cách dụng ngôn, lập tứ khiến thơ đồng thanh tương ứng với con người chị. Và vì thế, thơ chị được đón nhận và yêu mến. Điều đó được chứng minh bằng một số bản nhạc do các nhạc sĩ phổ từ thơ chị nằm ở phần cuối “Hoa tím ngày xưa”.
KHÁNH CHÂU

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...