"Đường về chân tâm" của Hòa thượng Thích Tâm Tường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi thường đến thăm cũng như tìm hiểu thêm về thiền từ Hòa thượng Thích Tâm Tường (tức TS. Bùi Xuân Mai)-Trụ trì chùa Bửu Thắng (TP. Pleiku). Tôi còn được Hòa thượng tặng 2 tập sách của mình là “Phật giáo đời Trần-cách tiếp cận từ lịch sử” và “Thơ thiền Lý Trần-Tinh tuyển và bình chú”. Mới đây, tôi tiếp tục nhận được tập tự truyện “Đường về chân tâm” (Nhà xuất bản Hồng Đức-Hà Nội).
Nếu 2 tập sách trước được độc giả đánh giá cao bởi những tư liệu lịch sử và văn hóa Phật giáo thì “Đường về chân tâm” (cùng cộng sự là TS. Nguyễn Tiến Dũng) lại là những trang viết về chính cuộc đời Hòa thượng Thích Tâm Tường. Tập tự truyện có ý nghĩa về giáo dục đạo pháp, giáo dục môn đệ, phật tử. Tập sách gồm 18 chương, mỗi chương là chuyện kể về quá trình từ một cậu bé 8 tuổi hàng ngày theo cha mẹ lên chùa làng Hoài Trung (xã Hoài Xuân, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) để được ăn chay, vãn cảnh rồi ý thức xuất gia, giác ngộ cho chính mình và nhiều môn đệ ở khắp nơi. Từ năm 1960 đến năm 1975, ông đã trải qua cuộc hành trình đầy gian nan, khổ hạnh như bao phận người dưới thời chiến tranh, loạn lạc của dân tộc mình. Chính giai đoạn này, Hòa thượng đã có nhiều nhân duyên với các bậc chân tu tại Đà Nẵng, Bình Định… Sau năm 1975, ông lên Gia Lai tham gia xây chùa, dựng tháp, lập Trường Trung cấp Phật học tỉnh, chuyên tâm hoằng pháp hành đạo. Cuộc đời Hòa thượng có đến hai lần “thập tử nhất sinh” nhưng đều có người thiện tâm giúp đỡ, phật tử cưu mang. Tuy ngồi xe lăn mấy năm qua nhưng trí tuệ vẫn tinh anh, chăm lo đạo pháp vẹn toàn.
Tập tự truyện “Đường về chân tâm”. Ảnh: Bá Tuế
Tập tự truyện “Đường về chân tâm”. Ảnh: Bá Tuế
Tôi trân quý cuộc đời chân tu của Hòa thượng, đặc biệt là sự ham học hỏi, tự trang bị kiến thức trong mọi điều kiện, hoàn cảnh khó khăn. Năm 1972, ông đậu tú tài 2 tại Sài Gòn. Năm 1989, ông tiếp tục học để cập nhật kiến thức mới rồi hoàn thành chương trình cử nhân tại Trường Đại học Khoa học-Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh và Viện Phật học phía Nam. Năm 1996, ông học thạc sĩ tại Trường Đại học Dehli (Ấn Độ). Thời gian sau, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ triết học tại xứ sở Phật học.
Đọc tự truyện của ông, điều tôi tâm đắc nhất chính là những dòng tâm sự từ tốn, đôn hậu: Một tu sĩ như bổn sư đến với cuộc đời này như áng mây, hạt bụi rồi sẽ có ngày trở về với cát bụi, mây trôi tận cuối trời xa kia thôi...
BÁ TUẾ

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Cùng với sự "vươn khơi" của mỹ thuật VN ra thế giới qua nhiều triển lãm quốc tế và đấu giá đình đám thì gần đây, việc tái xuất các tên tuổi hội họa xưa Trường Mỹ thuật Đông Dương tại VN cũng góp phần làm cho thị trường tranh trong nước thêm hấp dẫn, sôi động…
Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Là người con của quê hương Kinh Bắc, bị cuốn hút bởi những hình ảnh mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen qua những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ, khi bén duyên với hội họa, họa sĩ Tú Duyên đã mày mò tìm hiểu và sáng tạo ra kỹ thuật thủ ấn họa.
Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Phái đẹp, một nửa nhân loại của chúng ta có biết bao nhiêu nhà thơ từ xưa đến nay. Khi tôi tìm kiếm những câu thơ mà tôi cho là hay để đưa vào cuốn “Những câu thơ hay Đông-Tây-Kim-Cổ” (Nhà xuất bản giáo dục năm 2013) tôi mới biết được nhiều điều mà lâu nay tôi chưa hiểu hết.